Khái niệm người lao động làm việc không trọn thời gian? Đối tượng được làm việc không trọn thời gian? Chế độ làm việc người lao động làm việc không trọn thời gian?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là gì?
Tại Khoản 1 điều 32
Hiện nay, thời giờ làm việc được quy định như sau:
“1.Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần….” (Điều 105
Như vậy, trường hợp người lao động làm việc không trọn thời gian tức là khi người lao động không làm đủ thời gian làm việc của công ty, ví dụ công ty quy định làm việc 08 giờ một ngày, nhưng người lao động làm việc 7 giờ hoặc 7 giờ 30 phút một ngày hoặc công ty quy định làm việc 48 giờ một tuần nhưng người lao động làm việc 45 giờ một tuần.
2. Đối tượng được làm việc không trọn thời gian
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32
Và tại Điều 137 Bộ luật lao động quy định như sau:
“2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
….
4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”
Bên cạnh đó Khoản 4 Điều 58 Nghị định số 145/2020/NĐ- CP quy định: “Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.”
Như vậy, trong trường hợp này là trường hợp bắt buộc mà người sử dụng lao động phải để cho người lao động được làm việc không trọn thời gian, theo đó là khi người lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, độc hại, có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con; và trường hợp lao động nữ trong thời gian hành kinh thì được làm việc không trọn thời gian. Pháp luật quy định về các trường hợp này xuất phát trên cơ sở đặc điểm sức khỏe, sinh lý của phụ nữ. Phụ nữ trong thời gian mang thai, nuôi con và trong thời gian hành kinh có sự thay đổi về sức khỏe, cơ thể yếu hơn so với trạng thái bình thường, nếu làm việc đủ thời gian theo quy định của công ty dễ dẫn đến việc lao động nữ làm việc quá sức, suy nhược cơ thể, nên pháp luật quy định những trường hợp này lao động nữ được làm việc không trọn thời gian nhằm bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ.
Đối tượng thứ ba được làm việc không trọn thời gian đó chính là người lao động cao tuổi dựa trên quy định: “Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. (Khoản 2 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019). Như vậy, trong trường hợp này thì người lao động là người lao động sẽ thỏa thuận với người sử dụng lao động nếu họ có nhu cầu làm việc không trọn thời gian. Quy định này cũng xuất phát trên cơ sở sức khỏe của người lao động. Người lao động là người cao tuổi có sức khỏe bị giảm sút nhiều so với người lao động bình thường, nên nếu làm việc đủ theo thời gian mà công ty quy định thì họ sẽ không thể đảm bảo được, từ đó, dựa trên nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng của các bên mà người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc làm việc không trọn thời gian.
Bộ luật lao động năm 2019 đã bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 166
3. Chế độ làm việc người lao động làm việc không trọn thời gian
Đối với các cá nhân thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động, và trường hợp người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian thì các bên có thể thỏa thuận về thời gian làm việc một ngày ít hơn bao nhiêu giờ so với quy định của công ty, làm việc không trọn thời gian bao nhiêu ngày trong một tháng, thời gian làm việc của họ một ngày đến mấy giờ, như thế nào,… Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Đối với lao động nữ nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ thì lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động, số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.
Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định trên thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động. (Khoản 3 Điều 80 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).
Như vậy, trong trường hợp này, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút trờ vào thời giờ làm việc mà vẫn được hưởng đủ tiền, tức nếu công ty quy định làm 8 giờ một ngày thì lao động nữ chỉ làm việc 7 giờ 30 phút, thời gian được nghỉ tối thiểu là 03 ngày; người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về thời điểm được nghỉ,…
Đối với lao động nữ nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ. Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ. (Khoản 4 Điều 80 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).
Như vậy, đối với quy định này thì không còn phân biệt giữa người lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường và người làm công việc nặng nhọc, độc hại, gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh sản. Và cách quy định về chế độ đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi và lao động nữ trong thời kỳ hành kinh, theo đó thì lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút trong giờ làm việc và được hưởng đủ tiền lương, giữa người lao động và người sử dụng lao động được thỏa thuận về thời điểm được nghỉ.
Quy định về làm việc không trọn thời gian là quy định vô cùng quan trọng, quy định này nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của người lao động, đặc biệt là đối với người lao động là nữ và người lao động là người cao tuổi. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện, cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về việc bảo đảm cho người lao động được làm việc không đủ thời gian.