Quy định về hoạt động đấu thầu? Quy định về người giám sát trong hoạt động đấu thầu?
Để có một quá trình giao dịch công khai minh bạch thì các hoạt động giao dịch trong thời buổi thị trường ngày các phát triển. Đối với các hạng mục công trình lớn thì để có một giao dịch thể hiện đầy đủ các đặc điểm về công khai minh bạch thì đa phần đều lựa chọn hình thức đấu thầu đối với một dự án nào đó để có thể đạt được kết quả tốt nhất cho cả bên mở thầu và bên trúng thầu. Ngoài việc thể hiện sự công khai minh bạch trong đấu thầu mà trong các hoạt động khác của đầu thầu thì pháp luật hiện hành cũng đã quy định về người giám sát trong hoạt động đấu thầu.
Vậy người giám sát trong hoạt động đấu thầu được pháp luật Đấu thầu và các văn bản có nội dung ban hành kèm theo về vấn đề này đã quy định có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung quy định về người giám sát trong hoạt động đấu thầu.
Cơ sở pháp lý: Luật đấu thầu 2013
1. Quy định về hoạt động đấu thầu
Hoạt động đấu thầu được hiểu và biết đến trong Từ điển tiếng Việt là đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng.
Trên cơ sở quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 về việc định nghĩa hoạt động đấu thầu có nội dung là: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Như vậy, từ khái niệm vừa được nêu ra có thể thấy rằng hoạt động đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức hoạt động đấu thầu để bên bán hay còn được nhắc đến là các nhà thầu cạnh tranh nhau. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Theo đó, có thể hiểu đơn giản hoạt động đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Từ đó có thể rút ra được các đặc điểm của hoạt động đấu thầu với nội dung như sau:
Thứ nhất: hoạt động đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu được xác định là các thương nhân khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện và mục tiêu đối với hoạt động đấu thầu mà bên dự thầu hướng tới trong hoạt động này là lợi nhuận. Đối với bên mời thầu được xác định trong hoạt động đấu thầu này là xác lập được
Thứ hai: hoạt động đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như một hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ.
Thứ ba: Chủ thể tham gia quan hệ hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều bên dự thầu.
Thứ tư: Hình thức pháp lí của quan hệ hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.
Thứ năm: Giá của gói thầu xét trên góc độ giá cả thì hoạt động đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoăc dự toán được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu.
2. Quy định về người giám sát trong hoạt động đấu thầu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn luật sư tư vấn về việc cử người giám sát hoạt động đấu thầu trong quá trình đấu thầu. Pháp luật có quy định cụ thể như thế nào về điều kiện của người được cử làm công việc này hay không? Xin cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trên cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 87 Luật đấu thầu 2013 quy định về hoạt động giám sát hoạt động đấu thầu như sau: “Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có thẩm quyền nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật này.”
bên cạnh đó thì theo như quy định tại Điều 126 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền của người giám sát hoạt động đấu thầu như sau:
“1. Người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị có chức năng quản lý về hoạt động đấu thầu tham gia giám sát, theo dõi việc thực hiện của chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu để bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Người có thẩm quyền quyết định và chỉ đạo việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm do mình quyết định khi thấy cần thiết; tập trung giám sát, theo dõi đối với các chủ đầu tư, bên mời thầu có thắc mắc, kiến nghị, đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, các gói thầu có giá trị lớn, đặc thù, yêu cầu cao về kỹ thuật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này có trách nhiệm chủ trì, tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với trường hợp Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương là người có thẩm quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; tổ chức việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án do địa phương quyết định đầu tư hoặc quản lý.
…”
Do đó, tùy theo trường hợp cụ thể mà bạn có thể cử người để tham gia hoạt động giám sát trong đấu thầu. Trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu bao gồm:
– Trung thực, khách quan; không gây phiền hà cho chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình giám sát, theo dõi;
– Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ quá trình giám sát, theo dõi;
– Tiếp nhận thông tin phản ánh của nhà thầu và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu đang thực hiện giám sát, theo dõi;
– Bảo mật thông tin theo quy định;
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về phương thức giám sát hoạt động đấu thầu, việc này được quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 126 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:
“a) Đối với các gói thầu cần được tổ chức giám sát, theo dõi thì người có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới các chủ đầu tư, bên mời thầu;
b) Bên mời thầu có trách nhiệm công khai tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi cho các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi khi nhận được yêu cầu bằng văn bản;
d) Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu, cá nhân hoặc đơn vị thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền để có những biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm hiệu quả của quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.”
Như vậy, để có thể thực hiện tốt được các hoạt động giám gián hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền giám sát là cá nhân và thẩm quyền giám sát là người có thẩm quyền quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức việc giám sát thì cần phải có những nội dung phù hợp. Đồng thời thì pháp luật này cũng đã quy định về phương thức của hoạt động giám sát được người giám sát thực hiện cần dựa trên việc quy định của pháp luật đối với bân mời thầu cần phải cũng cấp các thông tin tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị giám sát,…
Bên cạnh đó, theo như quy định tại Điều 5 Quyết định 2468/QĐ-BTC đã hướng dẫn về trách nhiệm giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 73 và khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu 2013, Điều 126
– Cục Kế hoạch – Tài chính giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu do Bộ trưởng là người có thẩm quyền.
– Cục Tin học và Thống kê tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch – Tài chính giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu công nghệ thông tin do Bộ trưởng là người có thẩm quyền trừ các gói thầu công nghệ thông tin do Cục Tin học và Thống kê tài chính làm chủ đầu tư, bên mời thầu.
– Theo như quy định cụ thể tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 126 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đã quy định về những nội dung và phương thức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu và trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu khi thấy cần thiết phải thực hiện giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư