Quy định về xác định cha, mẹ, con? Quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con?
Trong cuộc sống của một con người thì một trong những quan hệ thiêng liêng mà mẹ tự nhiên ban tặng cho họ là quan hệ cha mẹ con. Chính vì thế mà pháp luật Việt Nam hiện hành luôn trú trọng đến việc đua ra các quy định để bảo vệ quyền nhân thân này. Đồng thời việc quy định về xác định cha mẹ con là quyền nhân thân được quy định tại Bộ luật Dân sự, không những thế mà nó còn là cơ sở để các thành viên trong gia đình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với người kia. Trong thời buổi xã hội ngày càng tiến bộ hơn dẫn đến các tư tưởng về hôn nhân và gia đình cũng có nhiều sự thay đổi dẫn đến việc các chủ thể trong quan hệ cha mẹ con đặt ra các yêu cầu cần phải xác định cha, mẹ cho con. Việc yêu cầu này càng ngày càng được các chủ thể thực hiện nhiều bởi vì sự thay đổi phức tạp của khoa học.
Vậy,
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Quy định về xác định cha, mẹ, con
Trên cơ sở thực tiến hay trên cơ sở pháp lý thì việc xác định cha mẹ con là việc định rõ cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác định quan hệ cha mẹ con đa phần đều dựa trên sự kiện sinh đẻ, quan hệ hôn nhân và huyết thống giữ cha, mẹ, con. Đông thời, trong tự nhiên thì việc xác định cha mẹ con có ý nghĩa thiêng liêng trong việc xác định, hình thành mối quan hệ trong gia đình; ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch của các thành viên trong gia đình.
Căn cứ theo quy định tại Điều 88
Thứ nhất, đối với con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Do đó, theo nguyên tắc suy đoán pháp lý, thời kì hôn nhân được coi là một căn cứ quan trọng để xác định tính đương nhiên trong việc xác định cha, mẹ, con. Trong đó, thời kì hôn nhân được hiểu là khoảng thời gian tồn tại của quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Con được sinh ra hoặc do vợ có thai trong khoảng thời gian này được xác định là con chung của vợ chồng.
Thứ hai, đối với con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh đó thì thời điểm chấm dứt hôn nhân khi vợ hoặc chồng chết được xác định theo ngày được ghi trong giấy chứng tử. Ngoài ra thì chấm dứt hôn nhân khi có quyết định của
Thứ ba, đối với con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, pháp luật Hôn nhân và gia đình cũng có quy định về trường hợp mà hôn nhân của hai bên nam nữ được xác lập sau ngày con sinh ra nhưng được vợ chồng thừa nhận thì để bảo vệ lợi ích của trẻ nhỏ, pháp luật quy định đứa trẻ là con chung của vợ chồng. Do đó, trong trường hợp được xác định là cha, mẹ của con theo một trong ba căn cứ trên mà không nhận con hoặc người khác không được xác định là cha, mẹ của con muốn nhận con thì coi là trường hợp có tranh chấp và cần thực hiện thủ tục tố tụng để xác định cha, mẹ cho con.
Nhận cha, mẹ, con là quyền của công dân được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình. Cha mẹ có quyền nhận con, con có quyền nhận cha mẹ kể cả khi người được nhận đã chết.
Hiện nay, thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định trong Luật Hộ tịch ban hành năm 2014. Theo đó, thông thường, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Ngoài ra, đối với trường hợp thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa: Công dân Việt Nam với người nước ngoài; Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam, thì thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.
2. Quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác định cha mẹ cho con nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể, góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Không chỉ có vậy mà việc xác định cha, mẹ, con còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các yêu cầu cấp dưỡng hay tài sản thừa kế do người chết để lại. Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con được quy định cụ thể tại Điều 102 Luật này như sau:
“Điều 102. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con
1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Theo khoản 1, 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì cha, mẹ, con có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định cha, mẹ, con cho mình trong trường hợp việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp; và có quyền yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ, con cho mình trong trường hợp việc nhận cha, mẹ, con có tranh chấp.
Việc pháp luật hiện hành quy định về chủ thể khác có quyền yêu cầu xác định cha mẹ con cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự là nhằm mục đích để bảo vệ quyền lợi của những người chưa đủ tuổi vị thành niên và chua có hoặc không có nhận thức về hành vi dân sự của mình theo như quy định của pháp luật Dân sự hiện hành.
Bởi lẽ, luật Hôn nhân và gia đình có quy định về việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hoặc hội liên hiệp phụ nữ là vì các cơ quan này được lập ra và hoạt động luôn hướng tới việc bảo vệ trẻ em và phụ nữ là những người yếu thế trong quan hệ gia định mà pháp luật này quy định.
Xác định cha, mẹ, con còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các yêu cầu cấp dưỡng hay tài sản thừa kế do người chết để lại việc xác định này sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định của gia đình và xã hội, do đó pháp luật đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh việc xác định cha, me, con để con có thể nhận được các quyền liên quan đến quyền tài sản thì pháp luật còn quy định việc xác định này sẽ giúp cho trẻ em có thể có các quyền lợi khác được hưởng khi được cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận cha mẹ con cho mình.
Để tránh các trường hợp mà con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự bị cha mẹ ruồng bỏ và không thừa nhận là con của mình. Vì tính chất sức khỏe và nhận thức thì những người con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự này không thể tự mình thực hiện được các công việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con cho mình thì sẽ cần tới những cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng ra thực hiện thay cho mình. Chính vì dự liệu trước được điều đó, mà Luật Hôn nhân và gia đình đã đưa ra các quy định ngoài việc cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu xác minh cha, mẹ, con thì còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức như người giám hộ, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ.