Quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa theo Luật thương mại
Có thể thấy, bảo hành hàng hóa không chỉ là trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh, mà còn là cách để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Mặt khác, đối với chủ thể kinh doanh, đây cũng chính là phương thức để tăng khả năng tiêu thụ của hàng hóa mà họ cung cấp. Vậy pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật thương mại quy định như thế nào về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến:” Quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa theo Luật thương mại”
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
1. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa theo Luật thương mại.
– Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định giải thích thế nào là bảo hành hàng hoá. Tại Điều 446 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bảo hành, theo đó: Bên bản có trách nhiệm bảo hành đối với vật mua bản trong một thời hạn, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Đồng thời, tại Điều 447 Bộ luật dân sự 2015 cũng thể hiện quyền của bên mua hàng, theo đó, nếu bên mua hàng phát hiện được những khuyết tật của vật mua bán trong thời hạn bảo hành thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền. Những quy định trên chưa nêu rõ khái niệm bảo hành hay bản chất của bảo hành mà chỉ cho thấy các hình thức của hoạt động bảo hành và khái niệm thời hạn bảo hành.
– Đồng thời, trách nhiệm bảo hành hàng hóa cũng được quy định tại Điều 49
– Về bản chất, bảo hành đối với hàng hóa chính là một trong những hoạt động hậu mãi (sau khi bán hàng). Đây là hoạt động thể hiện trách nhiệm của người bán đối với sản phẩm mà mình đã cung cấp; là sự hứa hẹn của nhà cung cấp về sự đảm bảo chất lượng hàng hóa của mình dù có thể đó chỉ là bảo hành ngụ ý.01 Để làm rõ bảo hành là gì cần xác định đây là một quan hệ pháp luật và làm rõ các nội dung như: chủ thể trong quan hệ bảo hành gồm những ai; khách thể của quan hệ hay đối tượng bảo hành; các nội dung của quan hệ bảo hành, bao gồm thời hạn bảo hành, thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hành và các hoạt động có thể được thực hiện trong bảo hành
– Về chủ thể có liên quan đến dịch vụ bảo hành, theo các quy định của pháp luật có thể thấy rõ hai chủ thể: người có quyền yêu cầu bảo hành và người có trách nhiệm bảo hành. Cụ thể hơn, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì tương ứng là bên mua hàng và bên bán hàng. Tuy nhiên, nếu dựa theo quy định về uỷ quyền trong Bộ luật dân sự 2015 thì những người được ủy quyền cũng có thể trở thành các bên trong quan hệ bảo hành hàng hoá. Pháp luật về bảo hành hàng hóa cũng không loại trừ việc những người đại diện có thể tham gia quan hệ này. Cụ thể, theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải “chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hoá, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành”.
– Do đó, các bên trong quan hệ bảo hành cần được hiểu là bên yêu cầu bảo hành và bên có trách nhiệm bảo hành hoặc người đại diện của họ. Về khách thể của quan hệ bảo hành, sản phẩm của nền kinh tế có thể tồn tại dưới dạng hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, cần hiểu đối tượng được bảo hành phải là vật hay cụ thể đối tượng của quan hệ bảo hành hàng hóa chính là hàng hóa chứ không thể là dịch vụ. Lí giải cho nhận định này là vì tính chất của dịch vụ là loại sản phẩm mất đi ngay sau khi sử dụng”; hay nói cách khác, những sai sót trong việc cung cấp dịch vụ không thể được sửa chữa hay thu hồi, tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ có thể sử dụng những sản phẩm khác hoặc thực hiện hành vi khác để bù đắp cho những sai sót trong dịch vụ của mình. Do đó, nội dung Điều 446 Bộ luật dân sự 2015 quy định trách nhiệm bảo hành đặt ra đối với vật mua bản. Còn trong quan hệ thương mại hay quan hệ tiêu dùng thì vật bao gồm hàng hoá, linh kiện, phụ kiện.
– Về nội dung quan hệ bảo hành, cần xác định rõ thời hạn bảo hành là thời hạn do luật định hoặc do thỏa thuận của các bên. Trong lịch sử hình thành quy định này, việc bảo hành ban đầu chỉ được coi là thỏa thuận trong hợp đồng thông thường. Tuy nhiên, do nhu cầu chuẩn hóa chất lượng của một số hàng hóa đặc biệt và giúp toà án không bị lúng túng trong quá trình xét xử nên bảo hành về sau được chia thành hai loại là bảo hành theo thỏa thuận và bảo hành theo quy định pháp luật. Theo đó, có những trường hợp việc bảo hành là bắt buộc và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, có trường hợp do các bên thỏa thuận. Do đó, điểm mấu chốt ở đây là xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn bảo hành
– Bộ luật dân sự 2015 quy định trong thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật. Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định thời điểm phát sinh quan hệ bảo hành là khi phát hiện ra khuyết tật của vật. Đồng thời, các hoạt động có thể được thực hiện trong thời gian bảo hành là phần quan trọng nhất trong chế định về bảo hành. Đây là các hoạt động do bên có trách nhiệm bảo hành tiến hành để đảm bảo chất lượng hàng hóa của mình sau khi cung cấp. Theo quy định pháp luật hiện hành thì trách nhiệm bảo hành có thể được thực hiện dưới các hình thức như sửa chữa, giảm giá, đổi vật hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
– Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm về hoạt động bảo hành như sau: Bảo hành hàng hóa là một hoạt động hậu mãi được tiến hành bởi bên có trách nhiệm bảo hành đối với bên có quyền được yêu cầu bảo hành trong thời hạn bảo hành theo luật định hoặc theo thỏa thuận của các bên. Theo đó, trách nhiệm bảo hành hàng hóa phát sinh từ thời điểm phát hiện ra các khuyết tật của hàng hóa hoặc phát sinh căn cứ khác theo thỏa thuận của các bên và bên có trách nhiệm bảo hành phải thực hiện một số hoạt động như sửa chữa, giảm giá, đổi vật hoặc trả lại vật và lấy lại tiền đối với hàng hóa được bảo hành nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa do mình cấp”.
– Đặc điểm của bảo hành hàng hóa :
+ Bảo hành hàng hóa là hoạt động quen thuộc đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh và cả người tiêu dùng. Đây không chỉ được coi là tiêu chí thể hiện trách nhiệm sản phẩm của nhà cung cấp hàng hoá, mà còn là chiêu thức để tác động lên hành vi mua, sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng. Bảo hàng hàng hóa có những đặc điểm riêng sau:
+ Thứ nhất, bảo hành là một loại trách nhiệm chứ không phải nghĩa vụ. Rất nhiều quan điểm cho rằng đây là một loại nghĩa vụ, thậm chí “nghĩa vụ bảo hành” và “trách nhiệm bảo hành” còn được dùng đan xen với nhau trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khiến bản chất của hoạt động này không được hiểu một cách thống nhất. Ví dụ, Điều 49 Luật thương mại khi quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hoả sử dụng cả thuật ngữ “trách nhiệm bảo hành hàng hóa”. Rõ ràng hoạt động bảo hành phát sinh sau khi các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong giao dịch cụ thể.
+ Khái niệm bảo hành liên quan đến các sản phẩm bị lỗi, do đó có ý nghĩa tách biệt với khái niệm về thỏa thuận giữa người bán và người mua. Trách nhiệm này mang một ý nghĩa mới như một trong những trách nhiệm pháp lí nghiêm ngặt trong vi phạm trách nhiệm dân sự. Hay nói cách khác, đây không phải (3) là loại nghĩa vụ mà là một loại trách nhiệm được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định trong chính sách bảo hành do các bên thỏa thuận trong giao dịch. Thông thường, các điều kiện này thường đề cập lỗi của bên cung cấp hàng hoá. Theo đó, nếu hàng hóa có khuyết tật do lỗi của nhà cung cấp thì sẽ được coi như là một điều kiện cần để phát sinh trách nhiệm bảo hành. Do đó, xét cho cùng thì bảo hành hàng hóa là trách nhiệm mà chủ thể cung cấp hàng hóa phải gánh chịu nếu vi phạm nghĩa vụ.
+ Thứ hai, trách nhiệm bảo hành phát sinh theo thỏa thuận của các bên hoặc theo luật định. Trên thực tế, pháp luật thường đặt ra vấn đề bảo hành bắt buộc đối với một số loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của chủ thể sử dụng, ví dụ như nhà ở chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ. Theo đó, luật đề ra thời hạn bảo hành tối thiếu đối với các loại nhà nêu trên và dựa vào đó, các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận thời hạn bảo hành tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng của mình nhưng không được ngắn hơn thời hạn luật định.
+ Thứ ba, trách nhiệm này chỉ áp dụng với vật hữu hình. Một trong những hoạt động thông thường của bảo hành chính là sửa chữa hàng hóa không thu tiền. Nếu đây là một loại sản phẩm vô hình như dịch vụ thì không thể thực hiện việc sửa chữa hay đổi trả dịch vụ đã cung cấp. Do đó, trách nhiệm này chỉ áp dụng đối với những loại sản phẩm có khả năng phục hồi được hoặc thu hồi được.