Khái niệm phụ cấp chức vụ lãnh đạo? Mức phụ cấp của giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo theo luật định? Một số trường hợp đặc biệt về phụ cấp chức vụ?
Giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo ngoài các khoản tiền lương được hưởng theo quy định của pháp luật thì còn được hưởng một khoản thù lao gọi là trợ cấp chức vụ. Vậy quy định về mức phụ cấp của giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo là gì? Chế độ và mức hưởng của giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo được quy định trong luật như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc những nội dung đó.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT hướng dẫn tạm thời chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.656
Mục lục bài viết
1. Khái niệm phụ cấp của giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo:
Phụ cấp chức vụ được hiểu là phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ. Phụ cấp chức vụ cho giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo là khoản tiền mà các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng… được hưởng thêm bởi tính đặc thù công việc. Ngoài tiền lương, những giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục còn được nhận thêm phụ cấp chức vụ.
Hiện nay, pháp luật quy định cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục từ mầm non, phổ thông đến cả bậc đại học khi nhận nhiệm vụ thì được bổ nhiệm chức vụ theo phân cấp quản lý và được hưởng phụ cấp chức vụ theo vị trí công việc, cấp học tương ứng.
Tương tự, khi không còn thực hiện nhiệm vụ thì sẽ không hưởng phụ cấp chức vụ, tuy nhiên trong một số trường hợp khi thôi nhiệm vụ vẫn được tiếp tục được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến 6 tháng.
Căn cứ theo Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT quy định về chế độ phụ cấp chức vụ được áp dụng đối với cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục công lập, những đối tượng dưới đây ngoài mức tiền lương còn được hưởng thêm trợ cấp chức vụ, bao gồm:
– Hiệu trưởng, hiệu phó trường mầm non.
– Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn của trường tiểu học, trung học học cơ sở và trung học phổ thông.
– Hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng khoa, phó khoa… của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.
2. Mức phụ cấp của giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo theo luật định:
Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo sẽ được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, trong trường hợp có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo sẽ được áp dụng theo quy định tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo
Hệ số phụ cấp chức vụ của giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo được quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT như sau:
Số thứ tự | Cơ sở giáo dục | Chức vụ lãnh đạo | Hệ số phụ cấp | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1 | Cơ sở đại học trọng điểm: – Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng | – Giám đốc – Chủ tịch Hội đồng đại học – Phó giám đốc – Trưởng ban và tương đương – Phó trưởng ban và tương đương | 1,10 1,05 1,00 0,80 0,60 | |
– Trường đại học trọng điểm | – Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng trường – Phó hiệu trưởng | 1,10 0,95 0,90 | ||
2 | Trường đại học khác | – Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng trường – Phó hiệu trưởng | 1,00 0,85 0,80 | |
– Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Đối với các khoa lớn (có số cán bộ giảng dạy từ 40 người trở lên hoặc có từ 5 tổ bộ môn trở lên): + Trưởng khoa + Phó trưởng khoa – Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa: + Trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương. + Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương | 0,50 0,40 0,60 0,50 0,40 0,30 | Áp dụng chung cho tất cả các loại trường | ||
3 | Trường cao đẳng | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II | 0,90 0,80 0,70 0,60 | Trường dự bị đại học hưởng như trường hạng I |
– Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa: + Trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương. + Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương. | 0,45 0,35 0,25 0,20 | Áp dụng chung cho tất cả các trường cao đẳng | ||
4 | Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,80 0,70 0,60 0,60 0,50 0,40 | |
– Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa. – Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa | 0,35 0,25 0,20 0,15 | Áp dụng chung cho tất cả các trường THCN và trường DN | ||
5 | Trường trung học phổ thông | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,70 0,60 0,45 0,55 0,45 0,35 | Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,25 0,15 | |||
6 | Trường trung học cơ sở | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,55 0,45 0,35 0,45 0,35 0,25 | Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,20 0,15 | |||
7 | Trường tiểu học | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,50 0,40 0,30 0,40 0,30 0,25 | |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,20 0,15 | |||
8 | Trường mầm non | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II | 0,50 0,35 0,35 0,25 | |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,20 0,15 | |||
9 | Trung tâm cấp tỉnh | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,50 0,40 0,25 | |
10 | Trung tâm cấp quận, huyện | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,40 0,30 0,20 | |
11 | Trung tâm thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,60 0,50 0,30 | |
12 | Trung tâm thuộc quận, huyện thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,50 0,40 0,25 |
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng thời điểm với kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay áp dụng theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT.
3. Một số trường hợp đặc biệt về phụ cấp chức vụ:
Thứ nhất, khi giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo được luân chuyển công tác. Nếu tiếp tục làm cán bộ quản lý (có phụ cấp chức vụ) thì:
Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác, nếu có mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn thì được giữ mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo khác, trong trường hợp có mức phụ cấp chức vụ mới thấp hơn mức phụ cấp chức vụ chức danh lãnh đạo cũ mà không thuộc diện luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ, thì sẽ được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc ngày được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo mới; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới.
Thứ hai, trong trường hợp giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm):
Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành.
Trên đây là quy định về mức phụ cấp đối với giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo theo quy định của pháp luật. Giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo và người sử dụng lao động cần nắm rõ các quy định trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.