Báo cáo tài chính là văn bản cung cấp tình hình tài chính, sử dụng luồng tiền của các doanh nghiệp. Hằng năm, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền trước thời hạn quy định. Vậy hành vi chậm nộp báo cáo tài chính có mức xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nộp báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính. Theo đó:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 90 ngày so với thời hạn quy định;
+ Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 90 ngày so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Công khai báo cáo tài chính tuy nhiên không đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuy nhiên trong quá trình nộp báo cáo không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm trong khoảng thời gian từ 90 ngày trở lên so với thời hạn quy định;
+ Công khai báo cáo tài chính tuy nhiên không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với trường hợp pháp luật bắt buộc phải có báo cáo kiểm toán tài chính;
+ Công khai báo cáo tài chính trọng trong khoảng thời gian từ 90 ngày trở lên so với thời hạn do pháp luật quy định.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Các số liệu và thông tin công khai báo cáo tài chính là sai sự thật;
+ Cung cấp và công bố các báo cáo tài chính để sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam có số liệu 0 đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
Tóm lại, chỉ cần doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm hơn so với thời gian do pháp luật quy định thì sẽ bị xử phạt, cụ thể mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp, doanh nghiệp có hành vi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 90 ngày so với thời hạn quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong khoảng thời gian từ 90 ngày trở lên so với thời hạn do pháp luật quy định.
2. Doanh nghiệp cần phải nộp báo cáo tài chính khi nào?
Căn cứ theo Điều 109 của Thông tư
– Đối với doanh nghiệp nhà nước, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm được quy định cụ thể như sau:
+ Các đơn vị kế toán bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán theo năm. Đặc biệt, đối với công ty mẹ/tổng công ty nhà nước thì cần phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất trong khoảng thời gian 90 ngày được tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán theo năm.
– Đối với loại doanh nghiệp khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính được xác định như sau:
+ Các đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh thì cần phải có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán theo năm, đối với các đơn vị kế toán khác thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất sẽ được xác định là 90 ngày;
+ Các đơn vị kế toán trực thuộc cần phải có nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính năm cho các đơn vị kế toán cấp trên theo thời gian do đơn vị kế toán cấp trên quy định cụ thể.
3. Doanh nghiệp cần phải làm gì sau khi nộp báo cáo tài chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2015 có quy định về hình thức công khai báo cáo tài chính và thời hạn công khai báo cáo tài chính. Theo đó:
– Việc công khai báo cáo tài chính sẽ được thực hiện theo một hình thức hoặc một số hình thức sau đây: Công khai báo cáo tài chính có thể được thực hiện thông qua hoạt động phát hành các loại ấn phẩm, công khai thông qua hình thức thông báo bằng văn bản, công khai thông qua hình thức niêm yết, công khai thông qua hình thức đăng tải trên các trang thông tin điện tử, hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
– Hình thức công khai báo cáo tài chính và thời hạn công khai báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Đơn vị kế toán không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính năm trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày nộp báo cáo tài chính;
– Các đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính theo năm trong khoảng thời gian 120 ngày được tính kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán theo năm đó. Trong trường hợp pháp luật về chứng khoán, pháp luật về tín dụng, pháp luật về bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức công khai báo cáo tài chính và thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của pháp luật về kế toán thì cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đặc biệt đó.
Theo đó thì có thể nói, sau khi nộp báo cáo tài chính theo năm thì các doanh nghiệp cần phải có nghĩa vụ thực hiện hoạt động công khai báo cáo tài chính trong khoảng thời gian nêu trên. Các doanh nghiệp có thể công khai báo cáo tài chính theo nhiều hình thức khác nhau, có thể công khai theo một hình thức hoặc nhiều hình thức nhất định, có thể kể đến các hình thức như sau:
– Công khai báo cáo tài chính thông qua hình thức phát hành ấn phẩm;
– Thông báo bằng văn bản;
– Công khai báo cáo tài chính thông qua hình thức niêm yết;
– Đăng tải trên các trang thông tin điện tử;
– Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, nếu các doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính theo năm hoặc thực hiện hoạt động công khai báo cáo tài chính chậm hơn so với thời gian pháp luật quy định thì có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP. Theo đó:
– Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 90 ngày so với thời hạn do pháp luật quy định thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
– Công khai báo cáo tài chính trọng trong khoảng thời gian từ 90 ngày trở lên so với thời hạn quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
– Không công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán năm 2015;
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
– Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
– Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
– Thông tư
THAM KHẢO THÊM: