Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương? Mức lương của ngành kiểm lâm? Mức phụ cấp ưu đãi công chức ngành kiểm lâm?
Nước ta hiện nay đang là một nước có diện tích và mật độ rừng lớn. Tuy nhiên, việc khai thác rừng quá mức đã dẫn đến rất nhiều tác động tiêu cực tới nguồn tài nguyên này. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định và chính sách cụ thể để bảo vệ rừng. Một trong số đó và nâng cao chất lượng của lực lượng kiểm lâm. Thực tế, kiểm lâm sẽ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra để quản lí và bảo vệ rừng, tài nguyên rừng, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ rừng.
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng từ đó đã bảo đảm việc các cá nhân, tổ chức chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Vậy, các quy định về kiểm lâm có nội dung ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về bảng lương ngành kiểm lâm và các chế độ phụ cấp ưu đãi nghề kiểm lâm theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương:
1.1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Phải thực hiện việc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo các nguyên tắc sau đây
– Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành
– Các cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì được xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
– Đối với các cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
– Đối với các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
– Chuyển xếp lương cũ sang lương mới thì cần phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của cơ quan, đơn vị đó.
1.2. Nguyên tắc trả lương:
Việc trả lương cần phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương của các cơ quan, đơn vị.
Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương được pháp luật quy định cụ thể như sau:
– Các cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm.
Trong trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
– Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
Đối với trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
– Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
– Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.
Việc pháp luật ban hành các nguyên tắc về việc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương có những ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, đã đảm bảo việc trả lương và mức lương phù hợp cho các chức vụ lãnh đạo cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng này và mức lương, phụ cấp phù hợp với năng lực và công việc của các chức vụ lãnh đạo.
2. Mức lương của ngành kiểm lâm:
Theo quy định lại Điều 8
– Chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; nguồn trả lương và theo quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau khi trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế trả lương để thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị. Quy chế trả lương phải được gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.
Việc trả lương trong lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ trực 12giờ/24giờ hoặc 24giờ/24giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.
– Chế độ trả lương trong những ngày nghỉ làm việc được hưởng lương; chế độ tạm ứng tiền lương trong thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, thực hiện theo quy định tại các Nghị định liên quan,
Đồng thời, theo quy định Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định về Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước được quy định như sau:
Đối với công chức loại A1:
Số TT | Ngạch công chức |
1 | Thống kê viên |
2 | Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
3 | Kỹ thuật viên bảo quản |
4 | Chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự) |
5 | Thẩm tra viên (thi hành án dân sự) |
6 | Thư ký thi hành án (dân sự) |
7 | Kiểm tra viên thuế |
8 | Kiểm lâm viên |
Và bảng hệ số lương viên chức hệ A1
3 | Công chức loại A1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 |
|
|
|
| Mức lương thực hiện 01/10/2004 | 678.6 | 774.3 | 870.0 | 965.7 | 1,061.4 | 1,157.1 | 1,252.8 | 1,348.5 | 1,444.2 |
|
|
|
Các chủ thể làm nghề kiểm lâm cần xem xét đối chiếu lại với quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP để xác định lại hệ số lương của mình.
3. Mức phụ cấp ưu đãi công chức ngành kiểm lâm:
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 132/2006/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều. Quyết định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn được xếp lương theo mã ngạch thuộc các ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều.
Phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp lương cho người lao động thuộc các đối tượng hoặc làm việc trong một số ngành nghề cần phải ưu tiên đặc biệt do pháp luật nước ta quy định và phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kì. Phụ cấp ưu đãi nghề được dùng để chỉ loại phụ cấp lương mà Nhà nước dùng để ưu đãi người có công hoặc ưu đãi những lao động trong một số ngành cần thiết như y tế, giáo dục, lực lượng vũ trang.
Cũng như các loại phụ cấp khác, phụ cấp ưu đãi theo nghề cũng mang những ý nghĩa khuyến khích công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề hơn. Căn cứ vào từng đối tượng công chức, viên chức mà được hưởng các loại phụ cấp khác nhau.
Theo đó, mức phụ cấp ưu đãi công chức ngành kiểm lâm là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Quyết định 132/2006/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:
Mức phụ cấp | Đối tượng áp dụng |
50% | công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã có phụ cấp từ 0,7 trở lên |
45% | công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5 |
40% | công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3 |
30% | công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên |
25% | công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiêm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5; |
20% | công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3 |
15% | công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiêm lâm cơ động |
10% | công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng |
Cần lưu ý rằng các mức phụ cấp ưu đãi quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 132/2006/QĐ-TTg được tính theo mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng.
– Từ quy định của pháp luật thì mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp của công chức, viên chức đươc tính như sau:
Phụ cấp ưu đãi nghề = Hệ số phụ cấp x [Mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)]
– Trong đó:
+ Hệ số phụ cấp được quy định bao gồm 10 mức là: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50%.
+ Mức lương hiện hưởng của công chức, viên chức:
Hiện lương công chức, viên chức đang được tính theo công thức: Lương = Hệ số x mức lương cơ sở.
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử, bổ nhiệm nào thì được xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.
Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo chi tiết được ban hành kèm Nghị định 204/ 2004/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Đây là khoản phụ cấp này chỉ áp dụng với các đối tượng được xếp lương theo Nghị định 204/ 2004/NĐ-CP của Chính phủ đã ở bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hoặc thuộc các ngành
Mức phụ cấp được hưởng bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Tùy vị trí cụ thể, từ năm thứ ba hoặc năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1% nữa.
Qua đó có thể thấy, loại phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được áp dụng với công chức, viên chức có nhiệm vụ thực hiện những công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường nên được hưởng chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước.