Về Quỹ phòng, chống thiên tai? Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai? Mức đóng bắt buộc vào Quỹ phòng, chống thiên tai? Sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai?
Phòng, chống thiên tai là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Để thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai cần phải có một nguồn tài chính nhằm đảm bảo việc thực hiện phòng, chống thiên tai được duy trì. Trong hệ thống nguồn tài chính đó thì Quỹ phòng, chống thiên tai đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đó. Vậy quỹ phòng, chống thiên tai được thành lập, duy trì và sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông về Quỹ phòng, chống thiên tai.
Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020;
– Nghị định số 78/2021/NĐ- CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
1. Về Quỹ phòng, chống thiên tai
Tại Khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về quỹ phòng, chống thiên tai như sau:
“1. Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.”
Như vậy, theo quy định ngày thì quỹ phòng chống thiên tai được xác định là quỹ tài chính, tức là một quỹ tiền tệ. Quỹ tài chính này thuộc sự quản lý của cơ quan nhà nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuy nhiên lại không phải là quỹ ngân sách, quy định trên đã xác định nó là quỹ ngoài ngân sách, tức không nằm trong hệ thống ngân sách của Nhà nước.
Hiện nay cơ cấu tổ chức của Quỹ phòng chống thiên tai được quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ- CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai. Theo đó, thì Quỹ phòng, chống thiên tai được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100 % vốn điều lệ (Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 78/2021). Do đó, mà Quỹ phòng, chống thiên tai có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Việc quy định Quỹ phòng, chống thiên tai có tư cách pháp nhân nhằm đảm bảo sự độc lập tài chính của quỹ, vì bản chất đây là quỹ ngoài ngân sách nhà nước, do đó không thuộc sở hữu chung của nhà nước, các cơ quan nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý. Từ đó quỹ là chịu trách nhiệm độc lập với các hoạt động của mình. Bản chất là một pháp nhân nên Quỹ phòng chống thiên tai được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại.
Quỹ phòng, chống thiên tai được chia ra thành Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh. Cơ quan thành lập hai hệ thống Quỹ trên đó chính là Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sau khi được thành lập thì Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương (Vietnam Disaster Management Fund_ sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai
Như ở trên đã viết, Quỹ phòng, chống thiên tai không phải là quỹ ngân sách, do đó, nguồn tiền của quỹ phòng, chống thiên tai không có ngân sách nhà nước. Việc quy định ngân sách nhà nước không tham gia đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai hoàn toàn hợp lý, vì ngân sách nhà nước chính là nguồn tài chính đầu tiên trong phòng, chống thiên tai (khoản 1 Điều 8 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020). Ngân sách nhà nước đã đóng vai trò riêng biệt trong phòng, chống thiên tai rồi, do đó, nếu ngân sách nhà nước lại tham gia vào quỹ phòng, chống thiên tai nữa sẽ làm tăng gánh nặng của ngân sách.
Tại Khoản 2 Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về nguồn tài chính để hình thành Quỹ phòng, chống thiên tai riêng biệt giữa Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.
Theo đó, Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được hình thành từ nguồn hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, nguồn tiền này có thể được đóng góp qua các cuộc kêu gọi, vận động đóng góp. Bên cạnh các nguồn đóng góp tự nguyện thì Quỹ phòng, chống thiên tai còn có từ việc “đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường” (điểm b, Khoản 2 Điều 10). Hiểu theo quy định này thì các tổ chức kinh tế và công dân từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu tức đến 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam có nghĩa vụ đóng góp một khoản tiền nhất định vào Quỹ phòng, chống thiên tai. Phần dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về mức đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai đối với từng đối tượng cụ thể.
Bên cạnh đó, thì Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh còn có nguồn tài chính do hoạt động điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác. Việc quy định này được hiểu trong trường hợp nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai của một tỉnh còn hạn hẹp thì Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương có thể bổ sung một phần tài chính. Hoặc trong các tỉnh có nguồn tài chính lớn thì cũng có thể điều tiết, giúp đỡ tỉnh có nguồn tài chính của Quỹ hạn hẹp. Việc quy định về điều tiết nguồn tài chính này nhằm đảm bảo sự cân đối giữa các tỉnh đồng thời cũng thể hiện sự đùm bọc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau của người dân Việt Nam.
Đối với nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương thì gồm các nguồn tài chính từ hoạt động hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, việc hình thành nguồn này cũng tương tự như ở quỹ phòng, chống thiên tai trung ương, đó còn có thể là tự viện trợ của Chính phủ nước ngoài, của các tổ chức liên chính phủ hoặc con em xa quê, định cư ở nước ngoài,…. Và nguồn tài chính nữa đó chính là điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh, việc điều tiết này phải theo sự quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn để quyết định việc điều tiết. Và các khoản khác như khoản thu lãi từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng,…
3. Mức đóng bắt buộc vào Quỹ phòng, chống thiên tai
Hiện mức đóng bắt buộc vào Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ- CP được quy định đối với từng đối tượng cụ thể. Số tiền đóng bắt buộc này sẽ được đóng vào Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh. Theo đó, thì
Đối với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, hiểu ở đây chính là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh hằng năm. Mức đóng mỗi năm là là 0,02% trên tổng giá trị tài sản mà tổ chức kinh tế hiện có căn cứ theo
Đối với cá nhân thì:
– Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội ,… và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
– Người lao động làm việc theo
– Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm. (Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ- CP)
Như vậy, quy định về mức đóng trên đã được phân bổ ra với từng đối tượng cụ thể, từ công chức, viên chức; đến người lao động theo hợp đồng lao động và người lao động tự do. Việc quy định các cá nhân trên phải đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai nhằm đề cao trách nhiệm của các cá nhân trong việc chung tay với Nhà nước và cộng đồng trong phòng chống thiên tai, đồng thời huy động nguồn tài chính cho Quỹ phòng, chống thiên tai. Pháp luật cũng có quy định về các đối tượng không phải đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tại tại Điều 13 Nghị định số 78/2021/NĐ- CP.
4. Sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai
Quỹ phòng, chống thiên tai được thành lập và sử dụng cho những mục đích nhất định, mục đích chung nhất là để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai. Trong các hoạt động phòng, chống thiên tai thì các hoạt động như cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác người dân, những đối tượng khác bị thiệt hại do thiên tai; dùng quỹ trong hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học; và sử dụng quỹ để xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai.
Có thể thấy, đây là các hoạt động thiết yếu cần thiết phải thực hiện ngay khi có thiên tai xảy ra, việc sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai trong các trường hợp này đảm bảo được tính cấp bạch, kịp thời ứng phó, giúp đỡ người dân gặp khó khăn đồng thời nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai. Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ căn cứ vào tình hình thực tế cũng như khả năng của quỹ để quyết định về sử dụng quỹ trong hoạt động phòng, chống thiên tai.