Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là gì? Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tiếng anh là gì? Quy định về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình 2021? Thủ tục mua Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình?
1. Đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là gì?
1.1.Bảo hiểm y tế là gì?
Theo khoản 1 Điều 2
1.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Theo
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
– Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;
– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
1.3. Đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1
Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.Như vậy, có thể hiểu, bảo hiểm y tế hộ gia đình là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
2. Đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tiếng anh là gì?
Đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tiếng anh là Paying health insurance according to the household
3. Quy định về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình 2021
3.1. Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2021
Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
– Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
– Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức lương cơ sở năm 2021 dự kiến là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của năm này là:
Thành viên | Mức đóng | |
Người thứ 1 | 67.050 đồng/tháng | |
Người thứ 2 | 46.935 đồng/tháng | |
Người thứ 3 | 40.230 đồng/tháng | |
Người thứ 4 | 33.525 đồng/tháng | |
Từ người thứ 5 trở đi | 26.820 đồng/tháng |
3.2. Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2021
Tuân theo nguyên tắc chung về việc đóng, hưởng bảo hiểm y tế, theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Tại Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Trẻ em dưới 6 tuổi.
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.
5. Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng. khi đi khám, chữa bệnh, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng: Nếu khám, chữa bệnh đúng tuyến:
– 100% chi phí khám, chữa bệnh tại tuyến xã
– 100% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tức là thấp hơn 223.500 đồng/lần);
– 80% chi phí khám, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.* Nếu khám, chữa bệnh trái tuyến:- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương;- 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;- 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
4. Thủ tục mua Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
– Thủ tục mua bảo hiểm y tế hộ gia đình hiện nay:
Hiện nay, người tham gia BHYT hộ gia đình có thể đăng ký mua tại các đại lý thu bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Theo Công văn 3170/BHXH-BT ngày 24/8/2015, để mua BHYT hộ gia đình, người dân thực hiện theo trình tự dưới đây:
Bước 1. Kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT
Người dân điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS) và kê khai toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (mẫu DK01) nhận từ trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản.
Bước 2. Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú
Người dân nộp Tờ khai cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu cùng với các giấy tờ sau:
– Bản sao Sổ hộ khẩu;
– Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.
Bước 3. Đóng tiền tham gia BHYT
Sau khi nộp hồ sơ, người dân đóng tiền tham gia BHYT theo đúng quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Bước 4. Đến cơ quan BHXH nhận thẻ BHYT
Căn cứ ngày ghi trên giấy hẹn, người dân đến đại lý thu BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi đã nộp hồ sơ để nhận thẻ BHYT.
Với những thông tin nêu trên, có thể thấy, thủ tục mua bảo hiểm y tế hộ gia đình khá đơn giản và rất thuận lợi cho người tham gia.
Như vậy nhà nước đã có các chính sách để tạo điều kiện về khám chữa bệnh và tạo điều kiện cho những gia đình, vùng khó khăn để có thể khám chữa bệnh kịp thời và tiết kiệm kinh phí khám chữa bệnh cho các hộ gia đình. Trên đây chúng tôi giải đáp các thắc mắc và thông tin cho bạn đọc về Quy định về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình mới nhất hiện nay.