Chuyển nhượng trong bóng đá thông thường sẽ diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định trong năm, các câu lạc bộ bóng đá có quyền mua bán, cho mượn cầu thủ của đội bóng mình cho một đội bóng khác. Dưới đây là quy định về mua bán, chuyển nhượng cầu thủ bóng đá.
Mục lục bài viết
1. Quy định về mua bán, chuyển nhượng cầu thủ bóng đá:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về việc mua bán, chuyển nhượng cầu thủ bóng đá. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2021 có quy định về vấn đề chuyển nhượng cầu thủ. Cụ thể như sau:
– Chuyển nhượng cầu thủ bóng đá là khái niệm để chỉ sự thoả thuận giữa các câu lạc bộ bóng đá, tức là sự thoả thuận giữa hai câu lạc bộ và công thủ tại thời điểm
– Việc chuyển nhượng cầu thủ bóng đá với độ tuổi dưới 25 tuổi giữa các câu lạc bộ sẽ cần phải tuân thủ theo quy định về vấn đề bồi hoàn chi phí đào tạo cầu thủ và nguyên tắc phân chia đoàn kết được căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2021. Trong trường hợp thực hiện hoạt động chuyển nhượng cầu thủ bóng đá có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện theo Quy chế về địa vị pháp lý và chuyển nhượng cầu thủ của FIFA;
– Câu lạc bộ sẽ không được phép dùng tiền, câu lạc bộ không được dùng tài sản hoặc bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào đối với cầu thủ hoặc những đối tượng là người có ảnh hưởng đến cầu thủ để thực hiện hành vi xúi giục cầu thủ ký kết hợp đồng với câu lạc bộ của mình hoặc câu lạc bộ khác trong khoảng thời gian hợp đồng lao động giữa cầu thủ và câu lạc bộ hiện tại vẫn đang phát sinh hiệu lực trên thực tế. Cầu thủ theo quy định của pháp luật cũng không được xúi giục hoặc tìm mọi cách thức khác nhau để xúi giục các con thủ khác trong câu lạc bộ rời khỏi câu lạc bộ đó vì bất cứ lý do gì;
– Hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ bóng đá giữa hai câu lạc bộ sẽ phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, trong hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ bóng đá đó sẽ phải có chữ ký của các cầu thủ và người đại diện có thẩm quyền của các câu lạc bộ tham gia quá trình chuyển nhượng cầu thủ. Trong hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ bóng đá, tất cả các điều khoản liên quan đến việc hạn chế quyền thi đấu của cầu thủ bất kỳ trận đấu nào đều sẽ không phát sinh giá trị pháp lý trên thực tế;
– Khi tiến hành hoạt động chuyển nhượng cầu thủ bóng đá, câu lạc bộ phải chuyển giao đầy đủ giấy tờ tài liệu hồ sơ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các hồ sơ có liên quan đến kỷ luật của cầu thủ bóng đá cho câu lạc bộ mới;
– Câu lạc bộ mới sẽ phải thực hiện trách nhiệm gửi hồ sơ chuyển nhượng đến Liên đoàn bóng đá Việt Nam gồm: Hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ được ký kết giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật, hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp được ký kết giữa câu lạc bộ và cầu thủ, để được Liên đoàn bóng đá Việt Nam xác nhận tư cách cầu thủ khi thực hiện thủ tục đăng ký với câu lạc bộ mới;
– Việc chuyển nhượng cầu thủ trong nước và chuyển nhượng cầu thủ quốc tế sẽ được thực hiện trong các giai đoạn đăng ký được quy định cụ thể tại Điều 38 của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2021. Thời gian chuyển nhượng đầu mùa giải và thời gian chuyển nhượng giữa mùa giải sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là Liên đoàn bóng đá Việt Nam ấn định. Câu lạc bộ vật cầu thủ bóng đá sẽ không được tham gia vào hoạt động chuyển nhượng bất cầu (nếu 02 cuộc chuyển nhượng liên tiếp ở trong nước hoặc chuyển nhượng quốc tế của cùng một cầu thủ diễn ra trong khoảng thời gian 16 tuần, trong đó việc đăng ký cầu thủ này với câu lạc bộ trung gian được thực hiện nhằm mục đích trốn tránh việc áp dụng các quy định hoặc pháp luật có liên quan hoặc với mục đích lừa gạt một cá nhân hoặc một tổ chức bất kỳ nào đó, câu lạc bộ và cầu thủ liên quan tới 02 cuộc chuyển nhượng đó được coi là đã tham gia vào quá trình chuyển nhượng bắc cầu), nếu như có hành vi vi phạm thì có thể sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của câu lạc bộ chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng cầu thủ bóng đá:
Trước hết, có thể thấy một trong những điều kiện để chuyển nhượng, mua bán cầu thủ bóng đá đó là việc chuyển nhượng đó phải diễn ra trong khoảng thời gian hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp được ký kết giữa cầu thủ với câu lạc bộ bóng đá hiện tại vẫn đang phát sinh hiệu lực trên thực tế. Thời gian chuyển nhượng trong trường hợp này sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là Liên đoàn bóng đá Việt Nam quy định cụ thể. Có thể kể đến một số quyền và nghĩa vụ của câu lạc bộ chuyển nhượng, câu lạc bộ nhận chuyển nhượng cầu thủ bóng đá như sau:
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của câu lạc bộ nhận chuyển nhượng:
– Được nhận tiền chuyển nhượng, tiền bồi hoàn chi phí đào tạo phát triển cầu thủ nếu như hoạt động chuyển nhượng được xác định là cầu thủ chuyên nghiệp với độ tuổi dưới 25 tuổi từ câu lạc bộ nhận chuyển nhượng;
– Có nghĩa vụ chuyển giao quyền ký kết hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp được ký kết giữa cầu thủ với câu lạc bộ bóng đá hiện tại cho câu lạc bộ nhận chuyển nhượng;
– Chuyển đầy đủ thành phần hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các giấy tờ có liên quan đến kỷ luật cầu thủ cho câu lạc bộ mới.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của câu lạc bộ nhận chuyển nhượng bao gồm:
– Được quyền ký hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp với cầu thủ nhận chuyển nhượng;
– Trả tiền chuyển nhượng cho câu lạc bộ chuyển nhượng;
– Bồi hoàn chi phí đào tạo phát triển cầu thủ cho câu lạc bộ cũ trọng nhất trong khoảng thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng với cầu thủ. Trường hợp câu lạc bộ nhận chuyển nhượng là câu lạc bộ thuộc cấp độ 03 và cấp độ 04 thì sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn chi phí đào tạo phát triển cầu thủ.
Bên cạnh đó, hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ bóng đá cần phải bao gồm những nội dung cơ bản sau: Đối tượng chuyển nhượng, các bên tham gia, thời gian chuyển nhượng, giá cả chuyển nhượng, phương thức thanh toán, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm và mức độ bồi thường, cơ quan giải quyết tranh chấp, hồ sơ chuyển nhượng, văn bản chuyển nhượng, hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp với câu lạc bộ mới, các thỏa thuận khác liên quan đến phí chuyển nhượng.
3. Câu lạc bộ mới có phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho câu lạc bộ cũ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của
Chuyển nhượng cầu thủ bóng đá là khái niệm để chỉ sự thoả thuận giữa các câu lạc bộ bóng đá, tức là sự thoả thuận giữa hai câu lạc bộ và công thủ tại thời điểm hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp của các cầu thủ vẫn phát sinh hiệu lực trên thực tế. Theo đó, bên chuyển nhượng là câu lạc bộ còn hợp đồng lao động với cầu thủ sẽ thực hiện hoạt động chuyển giao quyền ký kết hợp đồng lao động với cầu thủ đó cho bên nhận chuyển nhượng được xác định là câu lạc bộ mới. Câu lạc bộ nhận chuyển nhượng sẽ phải có nghĩa vụ trả tiền cho câu lạc bộ chuyển nhượng phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong quá trình nhận chuyển nhượng cầu thủ bóng đá.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2021 có quy định về vấn đề bồi thường chi phí đào tạo cầu thủ. Cụ thể như sau:
– Câu lạc bộ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo cho các câu lạc bộ, đội bóng đá đào tạo cầu thủ trước khi kết thúc sinh nhật lần thứ 25 của cầu thủ trong những trường hợp cơ bản sau: Đăng ký cầu thủ với tư cách là cầu thủ chuyên nghiệp lần đầu tiên, hoặc khi nhận chuyển nhượng cầu thủ chuyên nghiệp dù đang trong thời hạn của hợp đồng hay khi hết hạn hợp đồng;
– Tiền bồi thường chi phí đào tạo cầu thủ theo quy định sẽ được tính theo cách lấy số tiền chi cho đào tạo một cầu thủ trẻ trong một năm tại câu lạc bộ mới nhân với hệ số thể hiện cấp độ đào tạo của câu lạc bộ và số năm đào tạo. Câu lạc bộ mới sẽ phải có trách nhiệm tính tiền bồi thường chi phí đào tạo và cách phân chia số tiền này theo quy định tại Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2021.
Như vậy, trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cầu thủ bóng đá của câu lạc bộ mới cho câu lạc bộ cũ sẽ được đặt ra trên thực tế khi chuyển nhượng cầu thủ dưới 25 tuổi và mức bồi thường chi phí được thực hiện theo quy chế trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2021;
– Bộ luật Lao động năm 2019.