Muốn mở thêm xưởng sản xuất ở tỉnh khác. Quy định về trình tự mở địa điểm kinh doanh.
Muốn mở thêm xưởng sản xuất ở tỉnh khác. Quy định về trình tự mở địa điểm kinh doanh.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại tôi là chủ Doanh nghiệp tư nhân có trụ sở đóng tại Tỉnh Quảng Ninh. Nay tôi muốn mở thêm 01 xưởng sản xuất đóng tàu tại thành phố Hải Phòng thì cần thủ tục gì để xưởng sản xuất này hoạt động đúng luật?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nội dung:
Căn cứ vào Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp:
“Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.
Căn cứ vào quy định trên thì doanh nghiệp được quyền thành lập các đơn vị phụ thuộc trên của mình trên các khu vực hành chính khác nhau mà doanh nghiệp xem xét ở đấy có cơ hội để phát triển kinh doanh. Như vậy, công ty anh muốn mở thêm xưởng sản xuất tại địa phương khác thì cần xác định là anh muốn mở xưởng sản xuất này dưới hình thức địa điểm kinh doanh hay chi nhánh.
Với dự định mở xưởng sản xuất để làm địa điểm kinh doanh:
Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì bạn sẽ làm thủ tục
“Điều 33. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện,
thông báo lập địa điểm kinh doanh2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Nội dung thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp;
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);
c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp“.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì bạn chỉ có thể mở địa điểm kinh doanh hoặc xưởng sản xuất tại Hải Phòng khi bạn đã mở chi nhánh tại Hải Phòng trước. Còn nếu như chưa có chi nhánh tại Hải Phòng thì bạn không thể mở xưởng sản xuất kinh doanh tại đây được.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thành lập chi nhánh cần thực hiện các thủ tục sau:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP
“Điều 33. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:
Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp;
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
e) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có:
– Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành”.
– Thủ tục cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (theo Khoản 4 Điều Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Căn cứ vào các quy định trên nếu như mở chi nhánh tại địa phương khác thì sau khi nộp hồ sơ lên và được phòng đăng ký kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì anh cần phải làm thủ tục nữa là thông báo bằng văn bản tới phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Ninh để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu anh dự định mở xưởng sản xuất này dưới hình thức chi nhánh:
Trường hợp này anh hoàn toàn có thể mở chi nhánh vì chi nhánh được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp
Sau khi đã thành lập chi nhánh tại Hải Phòng thì anh mới có thể thành lập hay mở xưởng sản xuất tại đây được.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp
Mục lục bài viết
– Đăng ký kinh doanh cho cơ sở sản xuất gỗ
– Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sởsản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài