Quy định về miễn nhiệm lại công chứng viên? Quy định về bổ nhiệm lại công chứng viên?
Công chứng viên là một trong những hoạt động được diễn ra rất phổ biến và được quan tâm rất lớn hiện nay. Bởi lẽ được quan tâm đến nhiều hơn là do tình hình hoạt động hiện nay của các văn phòng công chứng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó thì những văn bản, các loại giấy tờ hay hợp đồng giao dịch thì đều cần phải thực hiện việc công chứng, do đó để có thể đảm bảo được tính chất xác thực và chính xác trong quá trình công chức của công chứng viên thì những công chứng viên tham gia vào hoạt động công chứng cần phải thực hiện các hoạt động công chứng một cách chính xác và thuộc thẩm quyền của mình.
Để có thể xây dựng một đội ngũ công chứng viên chất lượng nhất thì pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định về việc sàng lọc, đào thải đối với những công chứng viên không đủ tiêu chuẩn để tiến hành thực hiện việc công chứng bằng cách thực hiện việc miễn nhiệm công chứng viên. Đồng thời để bổ sung đội ngũ công chứng viên để phục vụ cho các hoạt động công chứng của cá nhân, cơ quan tổ chức có nhu cầu thì cần phải tiến hành hoạt động bổ nhiệm lại công chứng viên theo như quy định của pháp luật hiện này. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về miễn nhiệm và bổ nhiệm lại công chứng viên có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung này như sau:
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về miễn nhiệm lại công chứng viên
Trên cơ sở quy định tại Điều 15 Luật công chứng năm 2014 quy định về miễn nhiệm công chứng viên như sau:
“1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
Công chứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
d) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
e) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
g) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm”.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì căn cứ vào tình hình thực tế mà công chứng viên có thể được miễn nhiệm theo nguyện vọng hoặc bị miễn nhiệm trong các trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Thủ tục miễn nhiệm công chứng viên trong từng trường hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật tại
Thẩm quyền giải quyết: Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.
Trình tự thực hiện khi công chứng viên được miễn nhiệm lại:
Bước 1: Công chứng viên có nguyện vọng miễn nhiệm lại hoặc chuyển làm công việc khác nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên. Trường hợp từ chối, thì thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
Bước 5: Người đề nghị miễn nhiệm Công chứng viên đến nhận kết quả theo thời gian được xác định trong phiếu hẹn.
Trình tự thực hiện khi công chứng viên bị miễn nhiệm:
Bước 1: Khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm lại trên đây Sở Tư pháp có văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm lại công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên.
Như vậy, để có thể tiến hành miễn nhiệm lại Công chứng viên thì các chủ thể của các văn phòng công chứng muốn miễn nhiệm lại hoặc chuyển làm công việc khác thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành miễn nhiệm hoặc chuyển làm công việc khác được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể miễn nhiệm hoặc chuyển làm công việc khác khi thực hiện việc miễn nhiệm công chứng viên này theo như quy định của pháp Luật Công chứng hiện hành.
2. Quy định về bổ nhiệm lại công chứng viên
Trên cơ sở quy định tại Điều 16 Luật công chứng năm 2014 quy định về bổ nhiệm lại công chứng viên như sau:
“1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên”.
Từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng thì công chứng viên được xem xét để bổ nhiệm lại để trở thành công chứng viên thì phải thuộc các trường hợp bị miễn nhiệm như đã nêu ra tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 về việc miễn nhiệm công chứng viên. Đồng thời thì khi những người bị miễn nhiệm hành nghề côn chứng viên theo như quy định tại Khoản 2 Điều 15 thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên như bằng cấp và thời gian để trở thành công chứng viên, vấn đề về đạo đức hay sức khỏe của cá nhân này.
Sau khi cá nhân muốn được bổ nhiệm công chứng viên đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên thì cần phải thực hiện theo trình tự thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên như sau:
Bước 1: Người đã miễn nhiệm công chứng viên có yêu cầu bổ nhiệm lại công chứng viên nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Sở Tư pháp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm:
– Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
– Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;
– Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian tiếp nhận: vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ các ngày lễ, tết, thứ 7, chủ nhật);
Bước 2: Phòng Bổ trợ Tư pháp kiểm tra hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ còn thiếu, chưa đúng thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền của đơn vị thì hướng dẫn tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Bước 3: Phòng Bổ trợ tư pháp nghiên cứu hồ sơ và tham mưu Lãnh đạo Sở Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gửi Bộ Tư pháp. Trong trường hợp từ chối đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm lại công chứng viên thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
Bước 4: Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét,
Bước 5: Sở Tư pháp trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa hoặc qua hệ thống bưu chính.
Như vậy, cũng giống như việc miễn nhiệm công chứng viên thì để có thể tiến hành việc bổ nhiệm công chứng viên thì các chủ thể là công chứng viên muốn được bổ nhiệm chức danh công chứng viên của các văn phòng công chứng muốn được bổ nhiệm công chứng viên thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành bổ nhiệm công chứng viên được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể được bổ nhiệm công chứng viên muốn bổ nhiệm khi thực hiện việc bổ nhiệm công chứng viên sau khi bị miễn nhiệm này theo như quy định của pháp Luật Công chứng hiện hành.