Chúng ta vẫn biết đến nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biển trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng có lẽ một trong những chúng ta chưa thật sự am hiểu về các loại tàu, xuồng của nước Việt Nam hoạt động bên biển đảo. Hôm nay, cùng Luật Dương Gia tìm hiểu những quy định như màu sắc, ký hiệu các loại tàu xuồng của Cảnh sát biển bạn nhé.
Mục lục bài viết
1. Tàu biển cảnh sát là gì?
Bảo vệ chủ quyền của đất nước luôn là nhiệm vụ mà từ bao đời nay nhân dân Việt Nam luôn một dòng hướng tới. Hiện nay lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được Đảng và Nhà nước, Quân đội trang bị những con tàu hiện đại với mục đích bảo vệ chủ quyền, trật tự quốc gia quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, lợi ích, an ninh; bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng biển; bảo vệ quyền và lợi ích, tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cơ quan trên biển.
– Căn cứ Điều 3 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định cụ thể về Cảnh sát biển Việt Nam đây là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
– Tàu cảnh sát biển là một trong những phương tiện vũ trang của lực lượng Cảnh sát biển. Do đó, khi kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của tàu, thuyền, máy bay và phương tiện khác; cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết và trang phục theo quy định hiện nay. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm phải chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
– Việc thực hiện trang bị những tàu Cảnh sát biển hiện đại đánh dấu một bước phát triển quan trọng của lực lượng Cảnh sát biển Việt nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an ninh, an toàn trật tự trên biển cũng như tuân thủ những điều kiện quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa.
– Hiện nay các tàu cảnh sát biển của lực lượng Cảnh sát biển có khả năng chống chịu tốt với thời tiết xấu trê biển, truyền tải được dữ liệu, hình ảnh từ ngoài khơi về trung tâm thông tin của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển ở đất liền thông qua hệ thống vệ tinh.
– Đặc biệt hiện nay, tình hình chủ quyền biển đảo; tình hình vi phạm, tội phạm gian lận thương mại, buôn lậu trên các vùng biển vẫn diên ra thường xuyên và có chiều hướng ngày càng tăng; thời tiết trên biển diễn ra thất thường do biến đổi khí hậu đã và đang đặt ra những yêu cầu đổi mới với sự phát triển bền vững, ổn định của mỗi quốc gia. Đặc biệt, lực lượng Cảnh sát biển đóng vai trò quan trọng trong việc này.
2. Quy định mới về màu sắc của tàu thuyền, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam:
Hiện nay, mỗi con tàu, xuồng đề cùng chung một mục đích để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích, an ninh; tài nguyên, môi trường vùng biển; bảo vệ quyền và lợi ích, tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cơ quan trên biển. Tuy nhiên, mỗi một con tàu sẽ mang trong mình những màu sắc, ký hiệu đặc trưng khác nhau. Cùng tìm hiểu cụ thể những màu sắc của một số loại tàu, thuyền của Cảnh sát biển hiện nay.
Căn cứ vào quy định đối với mỗi tàu thuyền, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được quy định màu sắc khác nhau cụ thể tại Điều 28 Nghị định 61/2019/NĐ-CP nếu rõ:
Đầu tiên, đối với loại tàu tìm kiếm cứu nạn:
– Thân tàu sử dụng sơn màu da cam, mặt boong sơn có màu xanh lá cây, phía trước là vạch ký hiệu số phiên hiệu của tàu sơn mang trong mình màu trắng, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu trắng;
– Cabin có sơn màu trắng, đường viền phía trên cabin sơn màu da cam, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, sử dụng màu xanh dương;
– Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng là biểu tượng Quốc kỳ Việt Nam.
Thứ hai, đối với tàu tuần tra và những loại tàu khác:
– Thân tàu sử dụng sơn màu trắng, mặt boong sơn màu xanh lá cây, phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu, sơn màu xanh dương, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, có màu xanh dương;
– Cabin có nước sơn màu trắng, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIÊN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương;
– Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng là biểu tượng Quốc kỳ Việt Nam;
– Ụ pháo có sơn màu ghi.
Thứ ba, đối với xuồng tuần tra:
– Thân xuồng sử dụng nước sơn màu trắng, phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của xuồng, sơn màu xanh dương, phía sau vạch ký hiệu, hàng trên là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VỆT NAM, hàng dưới là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương;
– Cabin có nước sơn màu trắng.
Tư lệnh Cảnh sát biển quy định cụ thể kích thước vạch số 1, phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam, dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, VIETNAM COAST GUARD, hình cờ đỏ, sao vàng trên ống khói phù hợp với từng chủng loại tàu thuyền, xuồng tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam.
Đối với ký hiệu của các loại tàu, xuồng tuần tra Cảnh sát biển Việt Nam được thể hiện như sau:
– Ba vạch nằm liền kề nhau ở trên hai mạn khô thân tàu, xuồng. Vạch số 1 có màu da cam đặt ở điểm cuối của mũi tàu, xuồng giáp với điểm đầu của thân tàu, xuồng chếch 30° – 40°, tâm của vạch số 1 gắn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam. Đối với vạch số 2 có màu trắng và vạch số 3 màu xanh dương.
– Chiều rộng của vạch số 1 tùy theo kích thước tàu, xuồng của từng chủng loại tàu, xuồng các nhau; chiều rộng của vạch số 2 và số 3 bằng 1/4 vạch số 1. Chiều dài của các vạch bằng chiều cao mạn khô của thân tàu, xuồng.
2. Quyền hạn và nghĩa vụ của cảnh sát biển Việt Nam:
2.1. Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay:
Căn cứ Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018, Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
– Thu thập thông tin, đánh giá, phân tích và dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển;
– Nghiên cứu, phân tích và dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền để ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển;
– Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; môi trường biển, bảo vệ tài nguyên; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển;
– Đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng vi phạm pháp luật, gìn giữ an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển;
– Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh đồng thời xử lý những tình huống quốc phòng, an ninh xảy ra trên biển;
– Thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
– Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển của Việt Nam.
Thực hiện hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
2.2. Quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 9 Luật Cảnh sát biển quy định về Quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam cụ thể:
– Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật Cảnh sát biển và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và những công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 14 Luật Cảnh sát biển 2018
– Được sử dụng những phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 Luật Cảnh sát biển 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật có liên quan về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
– Truy đuổi những tàu thuyền vi phạm pháp luật trên vùng biển.
– Huy động người, tàu thuyền và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong những trường hợp khẩn cấp.
– Được đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ trong những trường hợp khẩn cấp.
– Được bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật hiện nay.
– Áp dụng biện pháp công tác theo quy định tại Điều 12 Luật Cảnh sát biển 2018.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cảnh sát biển 2018;
– Nghị định Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định chi tiết mọt số số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Vệt Nam.