Thời gian gần đây, các vụ việc gây tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều hơn. Trong đó, có rất nhiều trường hợp là người lái xe chủ quan không để ý quan sát hoặc là có những trường hợp vi phạm luật giao thông khi lùi xe gây ra tai nạn giao thông.
Mục lục bài viết
1. Quy định về lùi xe:
Khi tham gia giao thông ở trên đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các xe mà được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
Tại những đoạn đường mà không bố trí các biển báo hạn chế về tốc độ, không bố trí các biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các xe, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông sẽ phải thực hiện theo những quy định của pháp luật về giao thông.
Người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ phải điều khiển phương tiện chạy với tốc độ phù hợp với điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông và địa hình, thời tiết và những yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm về an toàn giao thông.
Tại Điều 16
– Khi lùi xe, thì người điều khiển phải quan sát phía sau, phải có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào mà thấy không nguy hiểm thì mới được lùi.
– Người điều khiển phương tiện không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, ở trên phần đường dành cho những người đi bộ qua đường, ở nơi đường bộ giao nhau, ở đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, ở nơi tầm nhìn bị che khuất, ở trong hầm đường bộ, ở đường cao tốc.
Như vậy, khi lùi xe thì xe ô tô phải đảm bảo quy định sau:
– Người điều khiển phương tiện không được lùi xe ở các khu vực cấm dừng, ở trên những phần đường dành cho những người đi bộ qua đường, phần đường nơi đường bộ giao nhau, phần đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, ở những nơi tầm nhìn bị che khuất, ở trong hầm đường bộ, đường cao tốc;
– Phải chú ý quan sát ở phía sau, phải có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào mà thấy không có nguy hiểm mới được lùi.
Khi người điều khiển phương tiện giao thông mà thực hiện lùi xe phải:
– Chọn vị trí lùi thích hợp: chọn các đoạn đường mà có khoảng cách; có vị trí, độ rộng phù hợp để lùi xe.
– Kiểm tra và quan sát xung quanh khi lùi xe: nhằm để đảm bảo an toàn khi mà lùi xe và nhằm hạn chế tối đa điểm mù vì rất có thể sẽ có các chướng ngại vật phía trước hoặc phía sau xe mà người lái xe không để ý thì người lái xe sẽ cần phải ra ngoài để kiểm tra xung quanh và sẽ chỉ thực hiện thao tác lùi khi mà quan sát thấy an toàn.
– Bật đèn cảnh báo nguy hiểm: sau khi người diều khiển phương tiện xác định được điểm đỗ và quan sát xung quanh xe thì người lái xe sẽ phải bật đèn tín hiệu để cho các xe khác và những người đi đường biết người lái có ý định lùi xe.
– Điều chỉnh về tư thế ngồi khi mà điều khiển xe cho thoải mái nhất, hạ kính, tập trung cao độ khi lùi xe.
– Chỉnh gương chiếu hậu sao cho phù hợp với góc quan sát rộng: Để cho góc quan sát phía sau sẽ được rõ và rộng hơn, người lái xe nên điều chỉnh gương chiếu hậu hơi úp xuống sao cho người đó vừa quan sát được vị trí ở bánh xe sau lại vừa hạn chế được điểm mù phía sau xe. Trong trường hợp là đã quan sát qua kính chiếu hậu nhưng lại không yên tâm thì có thể hạ kính xe, kết hợp với quay đầu ra phía sau để thực hiện quan sát hoặc nhờ người đứng ở sau hướng dẫn.
– Lùi xe từ từ: Sau khi mà thực hiện tốt những thao tác trên thì người lái có thể từ từ lùi xe, rồi dập phanh rà ga với tốc độ chậm, kết hợp với quan sát trước sau để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ.
2. Xử phạt khi lùi xe không đúng quy định:
Tại
2.1. Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Căn cứ điểm o khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện hành vi lùi xe ở đường một chiều, ở đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, ở khu vực cấm dừng, ở trên phần đường dành cho những người đi bộ qua đường, ở nơi đường bộ giao nhau, ở nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, ở nơi tầm nhìn bị che khuất; thực hiện hành vi lùi xe không quan sát hoặc là không có tín hiệu báo trước thì người này sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
– Căn cứ điểm i khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện hành vi lùi xe trong hầm đường bộ thì người đó sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời người này sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
– Căn cứ điểm a khoản 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện hành vi lùi xe ở trên đường cao tốc, trừ những xe ưu tiên mà đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo các quy định của pháp luật thì người này sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng, đồng thời người này sẽ bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng.
2.2. Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện hành vi lùi xe mô tô ba bánh mà không quan sát hoặc là không có tín hiệu báo trước thì người này sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
– Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện hành vi lùi xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông thì người này sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời người này sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng
2.3. Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
– Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện hành vi lùi xe ở đường một chiều, ở đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, ở khu vực cấm dừng, ở trên phần đường dành cho những người đi bộ qua đường, ở nơi đường bộ giao nhau, ở nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, ở nơi tầm nhìn bị che khuất; thực hiện hành vi lùi xe không quan sát hoặc là không có tín hiệu báo trước thì sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
– Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện hành vi lùi xe trong hầm đường bộ thì người này sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời người này còn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi người đó điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng về kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi người đó điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng.
– Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện hành vi lùi xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông thì người này sẽ bị xử phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, đồng thời người này còn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi người này điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng về kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi người này điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.
– Căn cứ điểm a khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện hành vi lùi xe trên đường cao tốc thì người này sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, đồng thời người này sẽ còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi người này điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng về kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi người này điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 5 tháng đến 7 tháng.
3. Lùi xe không đúng quy định làm chết người xử lý như thế nào?
Tại Điều 260
– Người nào điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ mà vi phạm về các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra hậu quả chết người thì người này sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc người đó sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
– Người nào điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm về các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra hậu quả chết 02 người thì người này sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
– Người nào điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm về các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra hậu quả chết 03 người trở lên thì người này sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
– Người phạm tội sẽ còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, sẽ bị cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.