Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ. Pháp luật quy định về luân chuyển cán bộ, công chức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Luân chuyển cán bộ công chức là gì?
- 2 2. Quy định luân chuyển công tác cán bộ:
- 3 3. Quy định về luân chuyển công chức:
- 4 4. Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển:
- 5 5. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển cán bộ, công chức:
- 6 6. Thẩm quyền, trách nhiệm luân chuyển cán bộ công chức:
- 7 7. Kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển:
- 8 8. Thời gian luân chuyển là bao nhiêu lâu?
- 9 9. Luân chuyển công tác đến vùng đặc biệt khó khăn:
1. Luân chuyển cán bộ công chức là gì?
Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: “Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.”
Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về luân chuyển công chức Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. (điều 3 Quyết định số 98/QĐ-TW).
Trong quá trình công tác, để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi người thì công tác luân chuyển cán bộ, công chức là một việc cần thiết và có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc luân chuyển này phải theo đúng quy định, đúng trình tự, quy trình để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được luân chuyển. Hãy cùng luật Dương Gia tìm hiểu quy trình luân chuyển công tác cán bộ, công chức mới nhất trong nội dung bài viết dưới đây.
2. Quy định luân chuyển công tác cán bộ:
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về việc luân chuyển cán bộ được quy định tại Điều 26. Quy định về luân chuyển công chức.Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Luân chuyển cán bộ là việc cử có thời hạn cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch từ Trung ương về địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới và giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị nhằm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ và làm cơ sở lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. (Khoản 1, Điều 3 Quy định số 98-QĐ/TW)
3. Quy định về luân chuyển công chức:
Căn cứ Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: “Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.”
Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về luân chuyển công chức Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Điều này được quy định cụ thể tại Điều 36
4. Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển:
* Về phạm vi: Luân chuyển từ Trung ương về địa phương; từ địa phương này sang địa phương khác; từ địa phương về cơ sở và ngược lại; luân chuyển giữa các cơ quan, đơn vị khối đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
* Đối tượng: Cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị, cụ thể: Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy và tương đương. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan cấp tỉnh, cấp huyện. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
* Chức danh bố trí luân chuyển: Đối với cán bộ đã giữ chức vụ cấp trưởng 2 nhiệm kỳ liên tục và những cán bộ luân chuyển để thực hiện chủ trương không phải là người địa phương, khi luân chuyển chủ yếu bố trí làm cấp trưởng. Đối với cán bộ trẻ luân chuyển để đào tạo, rèn luyện chủ yếu bố trí làm cấp phó. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển cán bộ, công chức:
– Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và triển vọng phát triển; về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh luân chuyển theo quy định.
– Có quy hoạch, có trình độ chuyên môn, đủ sức khoẻ công tác.
– Còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định); cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6. Thẩm quyền, trách nhiệm luân chuyển cán bộ công chức:
* Thẩm quyền: Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
* Trách nhiệm
– Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ: Lãnh đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển cán bộ.
– Cơ quan nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất cán bộ luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với cán bộ luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển…
– Cơ quan nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá cán bộ; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển…
– Cán bộ luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan nơi đi, cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ…
– Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp cấp uỷ, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch luân chuyển, nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết,… về công tác luân chuyển cán bộ.
– Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau luân chuyển,…
7. Kế hoạch, quy trình, hồ sơ cán bộ luân chuyển:
* Kế hoạch
Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển…
Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.
* Quy trình
Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Bước 2: Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự luân chuyển.
Bước 3: Tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị; cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.
Bước 4: Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đổi với cán bộ dự kiến luân chuyển.
Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
Bước 5: Cơ quan tham mưu tổ chức – cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).
* Hồ sơ cán bộ luân chuyển
Hồ sơ cán bộ luân chuyển tương tự như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định hiện hành.
8. Thời gian luân chuyển là bao nhiêu lâu?
Ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
9. Luân chuyển công tác đến vùng đặc biệt khó khăn:
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ tôi là giáo viên trung học cơ sở đang nuôi con nhỏ 20 tháng tuổi, đang công tác tại trường vùng thuận lợi có phải luân chuyển công tác đến đơn vị trường vùng đặc biệt khó khăn hay không?
Luật sư tư vấn:
Vợ bạn là giáo viên nên sẽ có hai trường hợp, một là viên chức, hai là công chức. Cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất, vợ bạn là viên chức theo định nghĩa tại Điều 2
Đối với viên chức thì không có quy định về luân chuyển mà chỉ có quy định về biệt phái được quy định tại Điều 36
Việc biệt phái viên chức được quy định cụ thể tại Điều 36
Như bạn đã nêu ở trên, vợ bạn đang nuôi con nhỏ 20 tháng tuổi nên sẽ không bị biệt phái.
Trường hợp thứ hai, vợ bạn là công chức theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: “Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.”
Căn cứ theo Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về luân chuyển công chức. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 36
Như vậy nếu vợ bạn là đang công chức đang nuôi con nhỏ 20 tháng tuổi chỉ cần có đủ điều kiện nêu trên thì vẫn sẽ bị luân chuyển.
Căn cứ pháp lý:
– Luật cán bộ, công chức 2008
– Quyết định số 98/QĐ-TW Quy định về luân chuyển cán bộ.
–
– Nghị định 24/2010/NĐ-CP Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
– Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi một số điều của