Các loại hợp đồng đối với nhà thầu áp dụng trong đấu thầu. Áp dụng các loại hợp đồng trong hoạt động đấu thầu khác nhau thế nào? Trường hợp nào thì dùng loại hợp đồng nào?
Hiện nay trong thời kỳ nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các tổ chức đứng ra thực hiện hoạt động đấu thầu cũng ngày càng mạnh mẽ. Vậy khi muốn tiến hành đấu thầu thì các cơ quan, tổ chức này sẽ có thể áp dụng được các loại hợp đồng nào để phù hợp với dự án của họ nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cũng như giảm thiểu chi phí của dự án ở mức thấp nhất và việc thể hiện được đầy đủ về quyền và lợi ích của tất cả các bên chủ đầu tư và bên phía nhà thầu.
Các loại hợp đồng đối với nhà thầu này thì mỗi loại này sẽ được hiểu như thế nào đối với mỗi hình thức lựa chọn của nhà thầu, trong trường hợp nào thì sử dụng loại hợp đồng cho phù hợp. Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật về đấu thầu xin trình bày vấn đề mà bạn đọc đang quan tâm về hình thức của các loại hợp đồng được đưa ra áp dụng trong mô hình của
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một số vấn đề cần được tư vấn như sau: Trong hoạt động đấu thầu thì có quy định về hợp đồng sau khi hai bên thương thảo ký kết. Loại hợp đồng này có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên căn cứ để áp dụng như thế nào thì chưa rõ? Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật đấu thầu 2013 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2013;
– Nghị định 63/2014/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của
– Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 26 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết về kế hoach của việc lựa chọn nhà thầu.
2. Nội dung tư vấn
Thứ nhất, khái niệm hợp đồng
Được quy định tại khoản 32 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013, theo đó hợp đồng trong đấu thầu được xác định là một loại văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các đơn vị bào gồm: giữa nhà thầu được lựa chọn với chủ đầu tư trong việc thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư được lựa chọn cùng doanh nghiệp dự án trong việc lựa chọn nhà đầu tư; giữa bên mời thầu và nhà thầu được lựa chọn trong hoạt động mua sắm thường xuyên; giữa nhà thầu và đơn vị mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm trong hoạt động mua sắm tập trung.
Thứ hai, phân loại hợp đồng đối với nhà thầu
Theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản khác có liên quan, hợp đồng có hai loại tương ứng với hai đối tượng cụ thể chia ra hợp đồng với nhà thầu và hợp đồng với nhà đầu tư. Trong bài viết này chúng ta chỉ đi sâu phân tích về cách phân loại các hợp đồng được kí kết với nhà thầu.
- Căn cứ để lựa chọn loại hợp đồng:
Xét trên phương diện đối với từng gói thầu cụ thể, căn cứ vào quy mô, vào tính chất của gói thầu, phía bên chủ đầu tư sẽ cân nhắc, xem xét để đưa ra quy định về loại hợp đồng áp dụng sao cho được phù hợp nhất để làm căn cứ lập hồ sơ. Về các loại hồ sơ như hồ sơ mời sơ tuyển, hay hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ yêu cầu cũng như đối với vấn đề xem xét ký kết hợp đồng. Một gói thầu ở đây thì có thể được xem xét mà quyết định áp dụng trong việc thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng tùy từng trường hợp.
Đối với trường hợp mà chủ đầu tư xem xét áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ ràng về loại hợp đồng tương ứng theo quy định đối với từng nội dung công việc cụ thể. Nếu trong trường hợp mà gói thầu áp dụng là loại hợp đồng trọn gói thì trong tờ trình phía bên chủ đầu tư không cần thiết phải giải thích lý do áp dụng loại hợp đồng trọn gói đó.
- Phân loại:
Căn cứ theo quy định của Điều 62
– Hợp đồng trọn gói:
+ Khái niệm: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013, hợp đồng trọn gói được xem là một loại hợp đồng mà đã có khung giá cố định đối với toàn bộ các nội dung của công việc theo quy định trong hợp đồng được phân bổ trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng đó. Số tiền thanh toán của phía bên nhà thầu được thanh toán sẽ bằng chính xác với số tiền đã được ghi rõ ràng về giá trị trong hợp đồng cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa thuận và cam kết với nhau. Việc thực hiện thanh toán đối với hợp đồng trọn gói này sẽ được thực hiện nhiều lần hoặc được thực hiện một lần cho toàn bộ dự án khi hoàn thành xong hợp đồng đó và việc thanh toán được lựa chọn theo hình thức nào sẽ tùy thuộc vào bên phía chủ đầu tư và nhà thầu quyết định.
+ Đối với hợp đồng trọn gói thì việc xác định giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu và nguồn giá dự thầu phải được đảm bảo đã bao gồm toàn bộ các chi phí về mặt rủi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng đối với nhà thầu cũng như tính bao gồm cả những chi phí dự phòng về việc trượt giá của đồng tiền.
+ Hợp đồng trọn gói được xác định đó là một loại hợp đồng cơ bản. Được áp dụng đối với gói thầu cung cấp về dịch vụ tư vấn, hay gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn đơn giản; hoặc gói thầu về mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp, gói thầu hỗn hợp mà có quy mô nhỏ. Khi phía bên chủ đầu tư đưa ra quyết định áp dụng loại hợp đồng đơn giá cố định hoặc hợp đồng đơn giá điều chỉnh thì đối với người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu sẽ phải bảo đảm được về loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.
+ Trong quá trình của việc tiến hành thương thảo, cũng như đối với công việc hoàn thiện hợp đồng trong gói thầu xây lắp thì các bên liên quan cần đảm bảo việc tiến hành thực hiện công việc rà soát lại đối với bảng khối lượng về những công việc đã được xắp xếp theo thiết kế đã được phê duyệt; trong trường hợp nhà thầu hoặc bên phía mời thầu phát hiện ra về bảng số lượng, cũng như về khối lượng công việc mà chưa được chính xác cụ thể so với bản thiết kế ban đầu thì phía bên mời thầu sẽ xem xét và báo cáo vấn đề với phía bên chủ đầu tư về việc xem xét cũng như đưa ra những quyết định về vấn đề điều chỉnh về khối lượng công việc nhằm mục đích phù hợp với thiết kế thi công xây dựng.
+ Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với hình thức mua sắm thường xuyên, của các đơn vị mua sắm tập trung hoặc đó là các đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác đề ra của số lượng, khối lượng công việc thực hiện. Nếu sử dụng nhà thầu tư vấn để thực hiện việc lập các loại hồ sơ thiết kế, mời thầu, yêu cầu thì phải có quy định về trách nhiệm của các bên trong việc xử lý, đền bù nếu có vấn đề đối với việc tính toán có sai sót về số lượng, khối lượng công việc trong hợp đồng giữa phía bên chủ đầu tư hay bên mời thầu, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm áp dụng với nhà thầu tư vấn.
– Hợp đồng theo thời gian:
Đây là một loại hợp đồng áp dụng cho gói thầu sử dụng hình thức cung cấp về dịch vụ tư vấn. Giá của hợp đồng được xác định tính trên cơ sở thời gian làm việc cụ thể theo giờ, ngày, tuần, tháng và các khoản chi phí được liệt kê vào hợp đồng ngoài các khoản thù lao. Đối với nhà thầu thì sẽ được thanh toán theo thời gian công sức đã làm việc thực tế dựa trên cơ sở áp dụng về mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc đã được ghi trong loại hợp đồng này.
– Hợp đồng theo đơn giá cố định:
Là một loại hợp đồng có đơn giá không bị thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc được quy định trong hợp đồng này. Cách thanh toán cho nhà thầu được xác định dựa trên số lượng, khối lượng công việc thực tế đã được nghiệm thu theo quy định dựa trên cơ sở đơn giá cố định đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
– Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Trái ngược với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được hiểu là một loại hợp đồng được xác định rằng đơn giá của hợp đồng có thể được điều chỉnh trong quá trình thực hiện do sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng được áp dụng đưa ra đối với toàn bộ nội dung công việc. Đối với việc thanh toán cho nhà thầu sẽ được xác định theo chuẩn về số lượng, về khối lượng công việc thực tế đã được nghiệm thu theo quy định dựa trên cơ sở đơn giá đã được ghi trong hợp đồng hoặc theo đơn giá đã được điều chỉnh của hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Luật sư
Thứ ba, thời gian thực hiện hợp đồng đối với nhà thầu
Quy định về thời gian của việc thực hiện hợp đồng sẽ được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày mà theo ấn định rằng các bên phải hoàn thành nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng, trừ đi thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu trong hình thức của hợp đồng có đề cập đến). Theo đó thời gian của việc thực hiện hợp đồng cần phải phù hợp với tiến độ của việc thực hiện dự án. Trong trường hợp mà gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì xem xét đến các quy định cụ thể được đưa ra áp dụng đối với thời gian thực hiện hợp đồng cho từng phần đã nêu ra trong hợp đồng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Ban biên tập pháp lý công ty Luật Dương Gia về vấn đề xoay quanh các loại hợp đồng áp dụng với nhà thầu trong đầu thầu. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần thêm sự hỗ trợ về pháp luật xin liên hệ lại cho chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn!