Giấy phép kinh doanh vận tải là giấy tờ pháp lý để quản lý hoạt động kinh doanh các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực vận tải. Pháp luật quy định như thế nào về lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải?
Mục lục bài viết
1. Quy định về lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải:
1.1. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô:
Theo quy định pháp luật hiện hành, kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là hoạt động vận chuyển phổ biến trong ngành công nghiệp vận tải, có vai trò quan trọng trong việc kết nối các địa điểm. Mục tiêu chính của hoạt động này là vận chuyển hàng hóa và hành khách trên đường bộ với mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Để đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong việc di chuyển các nguồn lực từ nơi này đến nơi khác, hoạt động kinh doanh vận tải phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Giấy phép kinh doanh vận tải là giấy tờ pháp lý được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Đây là yếu tố quan trọng nhất để các tổ chức, cá nhân điều hành hoạt động vận chuyển hợp pháp theo quy định pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phải nộp lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định pháp luật. Mức thu lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định như sau:
Lệ phí cấp lần đầu: tối đa không quá 200.000 đồng/Giấy phép;
Lệ phí cấp đổi, cấp lại (do mất, hỏng hoặc thay đổi về nội dung trong Giấy phép): tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.
Căn cứ mức thu tối đa, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương; bảo đảm quy định pháp luật về phí, lệ phí.
1.2. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng đường hàng không:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 59/2022/TT-BTC, phí thẩm định cấp giấy phép trong hoạt động hàng không dân dụng có mức thu bằng 80% mức thu phí quy định tại Mục VI Phần A Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không ban hành kèm theo Thông tư 193/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.
Theo số tt 3.1 Mục VI Phần A Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không ban hành kèm theo Thông tư 193/2016/TT-BTC quy định mức phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không như sau:
– Cấp lần đầu: 20.000.000 (đồng/lần cấp).
– Cấp lại do thay đổi nội dung: 15.000.000 (đồng/lần cấp).
– Cấp lại do mất, rách, hỏng: 5.000.000 (đồng/lần cấp).
Như vậy, nhà nước quy định mức thu hiện nay bằng 80% mức thu theo mức giá quy định trên nhằm hỗ trợ khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô:
Hoạt động kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó các cá nhân tổ chức đăng ký kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Việc tuân thủ luật pháp và nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển sẽ giúp ngành vận tải ngày càng phát triển và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội và kinh tế, đồng thời giúp xây dựng môi trường vận tải an toàn và hiệu quả.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường bộ, các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải phải thực hiện các điều kiện về đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định, bao gồm:
– Được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định,
– Bảo đảm các điều điện về lái xe, nhân viên phục vụ, có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của hộ kinh doanh,
– Đảm bảo yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Lưu ý: Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải bắt buộc phải có trình độ chuyên môn về vận tải, người thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực vận tải không bắt buộc phải có trình độ chuyên môn về vận tải.
3. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
* Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
– Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
* Đối với hộ kinh doanh vận tải:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:
– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải đăng ký hoạt động.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải sẽ tiếp nhận hồ sơ và ghi vào sổ biên nhận. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định.
4. Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh vận tại mà không có giấy phép:
Hoạt động kinh doanh vận tải là hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định trật tự xã hội, vì vậy được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền. Do đó, để thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, các cá nhân, tổ chức phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải của cơ quan có thẩm quyền. Mục đích chung của giấy phép này là đảm bảo rằng các hoạt động vận tải được thực hiện theo các tiêu chuẩn an toàn và pháp lý, bảo vệ quyền lợi của hành khách hoặc bên giao hàng, và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp vận tải.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 28
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 10/2020/NĐ-CP của chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Thông tư 59/2022/TT-BTC của Bộ tài chính về việc quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải;
– Thông tư 193/2016/TT-BTC của Bộ tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông;
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật giao thông đường bộ.