Quy định về ký kết hợp đồng giảng dạy ngắn hạn và dài hạn. Công ty có được phép lý hợp đồng giảng dạy với giáo viên đang giảng dạy tại một trường học không?
Quy định về ký kết hợp đồng giảng dạy. Công ty có được phép lý hợp đồng giảng dạy với giáo viên đang giảng dạy tại một trường học không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên là Lê Thị Hương Quỳnh, là Kế toán tổng hợp tại Công ty Nissan Techno Việt Nam. Cho phép tôi được hỏi về việc ký Hợp đồng dịch vụ với cá nhân. Công ty Nissan muốn ký Hợp đồng với một số giáo viên – hiện đang giảng dạy tại trường ĐH– để dạy ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Nhật) cho nhân viên của công ty. Thời gian giảng dạy: từ 3 – 5 tháng chi phí giảng dạy (không bao gồm tiền phòng học và giáo trình): khoảng 11 triệu/tháng/người Tôi xin hỏi:
Nissan có được ký Hợp đồng dịch vụ đào tạo với Cá nhân không?
Cá nhân cần phải có điều kiện gì thì được ký Hợp đồng này (bằng cấp, sơ yếu lý lịch, xác nhận của nhà trường, giấy phép đăng ký kinh doanh…)?
Nếu cá nhân không thể xuất hóa đơn thì Nissan đưa giấy tờ gì để thanh toán phí dịch vụ một cách hợp lệ?
Nissan có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các cá nhân này hay không? Ngoài ra chúng tôi nên chú ý đến những vấn đề nào khác khi thực hiện hợp đồng này. Rất mong nhận đươc sự giúp đỡ của Quý Công ty.Vô cùng cảm ơn,
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Mục lục bài viết
1. Công ty có được ký Hợp đồng dịch vụ đào tạo với cá nhân không?
Theo như nội dung bạn trình bày thì công ty Nissan Techno Việt Nam muốn ký hợp đồng để dạy ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Nhật) cho nhân viên của công ty. Việc ký hợp với một số giáo viên với mục đích là dạy tiếng Nhật và tiếng Anh. Về bản chất đây là một dịch vụ giảng dạy ngoài giờ. Bạn có thể ký hợp đồng giảng dạy với những giáo viên này mà không phải là hợp đồng đạo tạo cá nhân.
2. Cá nhân cần phải có điều kiện gì thì được ký Hợp đồng đào tạo?
(bằng cấp, sơ yếu lý lịch, xác nhận của nhà trường, giấy phép đăng ký kinh doanh…)
Đây là hợp đồng dịch vụ, theo đó, bên bạn thuê giáo viên về để dạy ngoại ngữ cho nhân viên, nhằm phục vụ cho mục đích làm việc tại công ty. Lương giáo viên do công ty thỏa thuận với giáo viên và được ghi vào hợp đồng dịch vụ. Như vậy, yêu cầu về chất lượng và điều kiện giáo viên cũng chủ yếu do công ty bạn đưa ra các tiêu chí, nhưng phải bao gồm một số yêu cầu cơ bản nhất định liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng giảng dạy và đào tạo.
Khi ký hợp đồng giảng dạy bên bạn cần yêu cầu:
+ Bằng cấp: đây là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định được học vấn và trình độ của giáo viên. Tốt nhất nên là giáo viên đã có chứng chỉ sư phạm, tốt nghệp từ trường ngoại ngữ hoặc có chuyên ngành về ngoại ngữ. Có kinh nghiệm giảng dạy là một lợi thế, đặc biệt là kinh nghiệm giảng dạy cho người đã đi làm.
+ Thông tin lý lịch giáo viên giảng dạy. Đây là thông tin cơ bản về nhân thân của giáo viên và để xác định đối tượng mà công ty giao kết hợp đồng dịch vụ với là “ai”. Đặc biệt, nếu bạn ký hợp đồng dịch vụ với các cá nhân là giáo viên của một trung tâm ngoại ngữ, tức là bạn liên hệ với trung tâm ngoại ngữ đó để cung cấp giáo viên riêng cho mình, bẹn cần có thông tin về đăng ký kinh doanh của trung tâm này.
3. Công ty dựa giấy tờ gì để thanh toán phí dịch vụ một cách hợp lệ?
Nếu cá nhân không thể xuất hóa đơn thì:
Theo quy định của Nghị định 219/2013/NĐ – CP đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
“13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.”
Mặt khác, theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT – BTC, có thể hiện:
“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhânchưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”
Theo quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 02/6/2020 về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (TNCN). mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, bên bạn thanh toán tiền giảng dạy cho những giáo viên tham gia giảng dạy bình thường và khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho những cá nhân này.
* Về việc xuất hóa đơn:
Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành
“1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
b) Hộ, cá nhân kinh doanh;…”
Như vậy, hiện nay, cá nhân có thể áp dụng hình thức mua hóa đơn hoặc đề nghị cơ quan thếu cấp hóa đơn để có thể xuất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối tượng được mua hóa đơn của bên thuế phải là đối tượng cá nhân có kinh doanh hoặc không là cá nhân có kinh doanh nhưng thuộc đối tượng phải kê khai nộp thuế GTGT.
Bên cạnh đó, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:
“Điều 13. Cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in
Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.
Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.
Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.”
Trường hợp bạn nói, những giáo viên được nhà trường thuê về để giảng dạy ngoại ngữ không phải là cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, do đó không đặt nặng vấn đề xuất hóa đơn.
4. Công ty có phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các cá nhân đào tạo không?
Ngoài ra nên chú ý đến những vấn đề nào khác khi thực hiện hợp đồng này?
Hiện nay, bên bạn ký hợp đồng lao động từ 3 – 5 tháng. Tuy nhiên, những giáo viên mà bên bạn thuê đang giảng dạy tại trường Đại học thì bạn cần lưu ý họ có đang tham gia bảo hiểm hay không, nếu đang tham gia bảo hiểm bên bạn phải trả tiền bảo hiểm vào tiền công cho những giáo viên này khi thanh toán tiền lương, tiền công.
Pháp luật lao động cho phép người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và khi đó, việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp của người lao động sẽ được thực hiện như sau:
Về BHXH, BHTN: sẽ được người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động đầu tiên với người lao động đóng. NSDLĐ của các HĐLĐ còn lại sẽ trả khoản tiền tương đương với khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động đáng lẽ phải đóng cho người lao động theo quy định của
Về BHYT: sẽ được đóng bởi người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại sẽ chỉ trả khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc đáng lẽ người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động vào thì trả lương của NLĐ.
Do đó khi người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với người lao động đồng thời làm việc cho NSDLĐ khác, NSDLĐ đó nên kiểm tra thời điểm ký kết và giá trị của các HĐLĐ mà NLĐ đã ký kết với NSDLĐ để xác định trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Đối với bảo hiểm tai nạn lao động, luật an toàn vệ sinh lao động thì trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.