Quy định về xét lý lịch 3 đời vào Bộ đội? Kê khai lý lịch 3 đời gồm những ai?
Hiện nay, trước ki đào tạo các chiến sỹ công an, quân đội, những người vào Đảng thì pháp luật nước ta đã quy định những cá nhân này khi muốn tham gia thì cần phải kê khai lý lịch để đảm bảo các điều kiện về nhân thân, tư tưởng chính trị, có lý lịch trong sạch, liên khiết… để công dân có thể thực hiện tốt nhiệm vụ khi được tham tham giao vào ngành công an, vào đảng. Để phục phụ tốt cho nhân dân khi được giao nhiệm vụ. Vậy việc kê khai lý lịch 3 đời gồm những ai? Quy định về kê khai lý lịch như thế nào?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về kê khai lý lịch 3 đời gồm những ai? Quy định về kê khai lý lịch như thế nào? theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về kê khai lý lịch khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
–
1. Quy định về xét lý lịch 3 đời vào Bộ đội?
Trong thời chiến thì quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ nhân dân, bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; thì theo như quy định trong thời bình chủ yếu những chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam còn thực hiện các công tác phục vụ nhân dân và sản xuất cũng một số nhiệm vụ khác nhưng vẫn luôn sẵn sang để chiến đấu, hy sinh hạnh phúc và thậm chí cả tính mạng bản thân vì lợi ích chung của Tổ quốc.
Xét lí lịch 3 đời vào công an, đảng và quân đội,… là một bước không thể thiếu và quan trọng không kém việc đi thi đối với những cá nhân đang có ý định thi vào ngành công an, cá nhân muốn được vào Đảng, quân đội,… Đây được xem như là “tấm vé vào cửa” cho các bạn muốn đi các bước tiếp theo việc xét lí lịch 3 đời để đảm bảo các điều kiện về nhân thân, tư tưởng chính trị… để công dân có thể thực hiện tốt nhiệm vụ khi được vào ngành công an
Để việc thẩm tra, xác minh lý lịch có thể diễn ra nhanh chóng, chính xác thì thí sinh khi dự tuyển cần phải ghi chính xác, chi tiết thông tin về 03 đời (ông bà hai bên, cô, dì, chú, bác hai bên, bố mẹ, anh chị em ruột và vợ hoặc chồng) của thí sinh và gia đình.
Vì vậy, việc thẩm tra lý lịch đầu vào nhằm để sang lọc, đảm bảo những thí sinh dự tuyển có đủ phẩm chất, yếu tố để trở thành những chiến sĩ trong tương lai và đặc biệt lý lịch là những thông tin phản ánh chân thực nhất của đa số các trường hợp.
Sau đây là những thông tin cần thiết theo Quy định xét lý lịch 3 đời vào bộ đội
– Tình hình kinh tế và chính trị của gia đình thí sinh và gia đình của thí sinh tham gia dự tuyển, gồm:
+ Thông tin xác định nhân thân cơ bản: họ, tên, tên đệm, năm sinh, nghề nghiệp, mức sống, trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức, chính trị.
Trong đó, thái độ chính trị là một yếu tố thể hiện tiêu chuẩn về chính trị, cần nêu rõ từng thời kỳ (thời kì đầu từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945, tiếp đó là trong kháng chiến chống Pháp, khacngs chiến chống Mỹ, cuối cùng là thời hòa bình lập lại cho đến hiện nay – từ 1954 đối với miền Bắc và tiếp từ tháng 4 năm 1975 đối với miền Nam gia đình thí sinh và gia đình của thí sinh tham gia dự tuyển làm gì, học tập ở đâu, …..
+ Nếu gia đình thí sinh này có người thân đang cư trú ở nước ngoài, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam thì cần ghi chính xác, cụ thể những thông tin về mối quan hệ, họ tên người đó, nơi cư trú hiện tại, thời gian đi nước ngoài, lý do xuất ngoại,… cũng như thái độ chính trị tại nước ngoài, số lần về nước trong suốt thời gian qua đã đi. Trường hợp trong gia đình mà có người quan hệ với người nước ngoài ( kết hôn, được người nước ngoài nhận làm con nuôi, nhận con nuôi là người nước ngaoif,….) thì cần nắm rõ lý do, cũng như về tính chất, mức độ quan hệ với người nước ngoài đó ra sao.
– Thông tin về nghề nghiệp, quá trình hoạt động, tham gia vào các tổ chức đoàn thể chính quyền, cũng như với tổ chức kinh tế ở địa phương, thái độ chính trị của thí sinh cũng như quan hệ xã hội của thí sinh đó được các cơ quan tổ chức đó đánh giá như thế nào.
– Cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo các quy định xét lý lịch 3 đời vào bộ đội được thực hiện một cách chính xác nhất:
+ Cán bộ được cử đi phải luôn đảm bảo về ý thức tổ chức kỷ luật của bản thân và có tinh thần trách nhiệm đối với tổ chức đoàn thể. Tác phong tỷ mỉ thận trọng và một phương pháp sống khoa học, đầy đủ kĩ năng nghiệp vụ, có kinh nghiệm tổng hợp về công tác nghiệp vụ, được bồi dưỡng nghiệp vụ đối với việc đi xác minh lý lịch tư pháp trong tuyển sinh khối ngành quân sự.
+ Phải thực hiện thẩm tra lý lịch một cách toàn diện trên toàn bộ các mặt của lý lịch đã khai, đặc biệt cần tập trung vào tình hình kinh tế cũng như lịch sử chính trị và cả quan hệ xã hội để xác minh rằng đối với lý lịch của thí sinh trên thì đã đủ rõ ràng, và ý thức chấp hành đối với chính sách, trong sạch hay chưa, cũng như về thái độ chính trị của những người này, các mối quan hệ xã hội của họ, cũng như pháp luật của địa phương như thế nào để đối chiếu với những quy định riêng biệt của ngành nhằm xác định thí sinh đó đã đảm bảo yếu tố về phẩm chất chính trị hay không.
– Cách thức xác minh
+ Thông thường, cán bộ thẩm tra phải đi về tới địa phương cấp xã, thị trấn hoặc phường của nơi người đó sinh ra hoặc đó là địa chỉ nới trú quán của gia đình cùng với bản thân của thí sinh, cùng với các khối cơ quan chính trị, cơ quan tuyển sinh cũng như đối với cấp ủy và chính quyền tại địa phương thuộc của cấp xã phối hợp nhau để thẩm tra và ra kết luận tính chính xác của bản tự khai.
+ Nếu thí sinh có bố, hoặc mẹ đang công tác tại đơn vị quân đội thì người đi xác minh phải liên hệ đến tận cơ quan mà bố, mẹ thí sinh đó đang công tác (từ đơn vị thuộc cấp trung đoàn trở lên) và cơ quan yêu cầu được cung cấp tài liệu và xác nhận từ cấp ủy cơ quan, và đơn vị của bố mẹ thí sinh.
+ Nếu bố hoặc mẹ của thí sinh đang công tác tại các đơn vị cơ quan nhà nước khác thì người thực hiện xác minh thẩm tra lý lịch liên hệ với cơ quan quản lý hồ sơ của bố, mẹ xin cung cấp tài liệu, và xác nhận từ cấp ủy nơi cơ quan quản lý hồ sơ của bố hoặc mẹ công tác làm việc.
+ Đối với thí sinh cư trú tại địa phương thì cán bộ đi thẩm tra tận địa phương nơi cư trú của thí sinh để xác minh, thẩm tra những nội dung tự khai của thí sinh và thái độ chính trị cũng như về quan hệ xã hội của bản thân thí sinh đó.
2. Kê khai lý lịch 3 đời gồm những ai?
Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. Trường hợp cha, mẹ bạn không đăng ký kết hôn thì không tồn tại hôn nhân. Trường hợp này chỉ coi là chung sống như vợ chồng. Chung sống như vợ chồng là việc tổ chức hai bên tổ chức chung sống và coi nhau như vợ chồng.
Căn cứ vào Điều 14, Điều 15, Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng:
Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết như sau:
“- Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Dù không đăng ký kết hôn, không phải là vợ chồng thì họ vẫn là cha, mẹ của bạn. Theo quy định của
Lý lịch trong phạm vi ba đời bao gồm:
– Cha, mẹ của bạn đời thứ nhất;
– Anh, chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
– Anh chị em con cô, con chú, con bác là đời thứ ba;
Do đó, khi kê khai lý lịch, bạn vẫn phải khai bố của bạn vào hồ sơ lý lịch dù bố bạn không chung sống với bạn.