Quy định về hợp nhất văn phòng công chứng? Quy định về sáp nhập văn phòng công chứng?
Trong tình hình phát triển kinh tế bị ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp thì nền kinh tế thị trường cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Do đó, các văn phòng công chứng khi được thành lập và đi vào hoạt động mà không đáp ứng đủ các điều kiện để có thể tiếp tục hoạt động thì sẽ phải thì hiện việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng. Tuy nhiên bên cạnh việc phải chấm dứt hoạt động của văn phòng công chứng thì có thể lựa chọn các hình thức khác để văn phòng công chứng này có thể tiếp tục hoạt động nhưng ở một hình thức khác đó là việc hợp nhất, sáp nhập văn phòng công chứng. Đây cũng là một sự lựa chọn được nhiều văn phòng công chứng lựa chọn để có thể tiếp tục hoạt dộng của mình thay vì bị cấm dứt hoạt động theo như quy định của pháp luật Công chứng hiện hành.
Thông thường thì chưng ta thường được nghe các khai niệm về hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp và cũng biết nhiều về nội dung này. Vậy về hợp nhất, sáp nhập văn phòng công chứng được quy định với nội dung như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ về nội dung này. Chính vì vậy, trong nội dung bài biết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp các thắc mắc của quy bạn đọc liên quan đến việc pháp luật quy định về hợp nhất, sáp nhập văn phòng công chứng có nội dung như sau:
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Quy định về hợp nhất văn phòng công chứng
Trên cơ sơ quy định của pháp luật hiện hành thì việc hợp nhất Văn phòng công chứng được hướng dẫn thực hiện như sau:
Thứ nhất: Các Văn phòng công chứng hợp nhất theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật Công chứng nộp 01 (một) bộ hồ sơ hợp nhất tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
– Hợp đồng hợp nhất Văn phòng công chứng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng công chứng được hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng hợp nhất; thời gian thực hiện hợp nhất; phương án chuyển tài sản của các Văn phòng công chứng được hợp nhất sang Văn phòng công chứng hợp nhất; phương án sử dụng lao động của Văn phòng công chứng hợp nhất; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng công chứng được hợp nhất và các nội dung khác có liên quan.
Mỗi Văn phòng công chứng hợp nhất cử một công chứng viên hợp danh làm đại diện để ký kết hợp đồng hợp nhất;
– Kê khai thuế,
– Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng được hợp nhất;
– Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng được hợp nhất;
– Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng công chứng được hợp nhất.
Thứ hai: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13
Thứ ba: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ tư: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, Văn phòng công chứng hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng và giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng hợp nhất, đồng thời thực hiện việc xóa tên các Văn phòng công chứng được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thứ năm: Trong thời gian làm thủ tục hợp nhất, các Văn phòng công chứng được hợp nhất tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứng hợp nhất được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động. Văn phòng công chứng hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, yêu cầu công chứng đang thực hiện tại các Văn phòng công chứng được hợp nhất và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ công chứng của các Văn phòng công chứng được hợp nhất.
Thứ sáu: Việc cung cấp thông tin, đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng hợp nhất thực hiện theo quy định tại Điều 25, 26 của Luật Công chứng.
Như vậy, để có thể tiến hành hợp nhất văn phòng công chứng thì các chủ thể của các văn phòng công chứng muốn hợp nhất thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành hợp nhất văn phòng công chứng được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể văn phòng công chứng muốn hợp nhất khi thực hiện việc hợp nhất văn phòng công chứng này theo như quy định của pháp Luật Công chứng hiện hành.
2. Quy định về sáp nhập văn phòng công chứng
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 28
Đồng thời theo như quy định tại Điều này thì cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng.
Theo Điều 14 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, Các Văn phòng công chứng sáp nhập nộp 01 (một) bộ hồ sơ sáp nhập tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
Thủ tục sáp nhập Văn phòng công chứng
Bước 1: Nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Trong đó, hồ sơ đăng ký sáp nhập văn phòng công chứng bao gồm:
– Hợp đồng sáp nhập Văn phòng công chứng, trong đó có các nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; thời gian thực hiện sáp nhập; phương án chuyển tài sản của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập sang Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; phương án sử dụng lao động của Văn phòng công chứng nhận sáp nhập; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Văn phòng công chứng bị sáp nhập và các nội dung khác có liên quan.
– Mỗi Văn phòng công chứng sáp nhập cử một công chứng viên hợp danh làm đại diện để ký kết hợp đồng sáp nhập.
– Kê khai thuế,
– Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các Văn phòng công chứng;
– Danh sách các công chứng viên hợp danh và công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng tại các Văn phòng công chứng;
– Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các Văn phòng công chứng.
Bước 2: Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng trong thời hạn hai mươi ngày ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp,
Bước 4: Văn phòng công chứng nhận sáp nhập phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép sáp nhập,
Bước 5: Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi văn phòng công chứng đặt trụ sở trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được cấp lại giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng
Bước 6: Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương, hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong 3 số liên tiếp về việc sáp nhập văn phòng công chứng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động.
Như vậy, cũng giống như việc hợp nhất văn phòng công chứng thì để có thể tiến hành sáp nhập văn phòng công chứng thì các chủ thể của các văn phòng công chứng muốn sáp nhập thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành sáp nhập văn phòng công chứng được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể văn phòng công chứng muốn sáp nhập khi thực hiện việc hợp nhất văn phòng công chứng này theo như quy định của pháp Luật Công chứng hiện hành.