Lao động đặc biệt là những lao động có những đặc điểm về thể chất, tinh thần, chức năng sinh học ... có những điểm riêng biệt, đặc thù. Dưới đây là quy định của pháp luật về hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt.
Mục lục bài viết
1. Quy định về hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về
– Lao động là người chưa thành niên;
– Người lao động cao tuổi;
– Người lao động Việt Nam đi làm việc và công tác tại nước ngoài, lao động cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài tại lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Người lao động nước ngoài;
– Người lao động là những người khuyết tật theo quy định của pháp luật về khuyết tịch;
– Lao động là người giúp việc trong gia đình;
– Người lao động làm việc trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao, hàng hải, hàng không.
Như vậy có thể thấy, lao động đặc biệt là những người lao động mang những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý, sức khỏe, thể hình … vì vậy cần phải có sự ưu tiên đặc biệt của pháp luật trong quan hệ lao động. Hiểu một cách đơn giản, người lao động đặc biệt là những lao động mang những đặc điểm như sau:
– Về thể chất, người lao động đặc biệt thường là những người có sức khỏe kém, không đủ hoặc không có đủ khả năng lao động, người lao động đó bị khiếm khuyết và khuyết tật trên bộ phận cơ thể, khiếm khuyết chức năng nào đó trên cơ thể khiến cho khả năng lao động của họ bị suy giảm so với người bình thường;
– Về tinh thần, tinh thần của người lao động đặc biệt trong trường hợp này có thể kể đến đó là trí tuệ, theo đó người lao động đặc biệt là nhóm người có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế so với các lao động bình thường;
– Về tâm sinh lý, đặc điểm này thường có thể hiểu là quá độ tuổi, thông qua giới tính.
Theo quy định của
Có thể nói, pháp luật quy định về vấn đề hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt là một trong những vấn đề vô cùng cần thiết và phù hợp với thực tế. Do họ có những đặc điểm khác biệt so với lao động bình thường, vì vậy cần phải có những quy định riêng để áp dụng cho những đối tượng này. Ngoài ra việc quy định chế độ lao động với người lao động chưa thành niên, người lao động và người lao động cao tuổi, người lao động là người khuyết tật sẽ tạo điều kiện cho họ tham gia vào các quan hệ lao động và tận dụng mọi tiềm năng của lao động trong xã hội để có thể sản xuất thêm ra của cải vật chất cho xã hội, từ đó góp phần giải phóng sức lao động cho người dân. Quan trọng hơn cả là góp phần tăng thu nhập cho bản thân của người lao động nói riêng và gia đình của người lao động nói chung trong điều kiện trợ cấp xã hội và phúc lợi xã hội còn hạn chế. Do đó, xuất phát từ những đặc điểm đặc thù riêng biệt của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, pháp luật về lao động hiện nay theo quy định về chế độ lao động cho những người lao động đặc biệt không phải là để những đối tượng này được hưởng các đặc quyền, đặc lợi, mà hoàn toàn xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, pháp luật cần thiết phải bảo vệ những đối tượng đó.
2. Chế độ lao động của người chưa thành niên và trách nhiệm của người sử dụng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về chế độ lao động của người chưa thành niên và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động chưa thành niên. Người lao động chưa thành niên theo như phân tích nêu trên là một trong những người lao động đặc biệt. Vì vậy cho nên họ được hưởng chế độ lao động như sau:
– Thời giờ làm việc của những đối tượng được xác định là người lao động chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ không được quá 08.00 trong 01 ngày và không được quá 40h trong 01 tuần;
– Thời giờ làm việc của những đối tượng được xác định là người lao động dưới 15 tuổi theo quy định hiện nay sẽ không được quá 04.00 trong 01 ngày và không được quá 20.00 trong 01 tuần, ngoài ra sẽ không được sử dụng những đối tượng này vào các công việc làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của họ;
– Không được sử dụng những đối tượng được xác định là người chưa thành niên vào hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại rượu, cồn, bia, thuốc lá, các chất tác động tiêu cực đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
– Người sử dụng lao động sẽ cần phải tạo mọi điều kiện và tạo mọi cơ hội thuận lợi để người lao động chưa thành niên và đặc biệt là người lao động dưới 15 tuổi tham gia lao động để được học hỏi về văn hóa;
– Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong một số ngành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ lao động thương binh và xã hội quy định cụ thể;
– Nghiêm cấm hành vi sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc nặng nhọc, làm các công việc nguy hiểm hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại, chỗ làm việc và công việc ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách và phát triển của những đối tượng này theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế ban hành;
– Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên ngay lập tức cần phải thực hiện nghĩa vụ lập sổ theo dõi, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc phải làm và kết quả sau những lần kiểm tra tình hình sức khỏe định kỳ, xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu;
– Nghiêm cấm hành vi lạm dụng sức lao động của những đối tượng là người chưa thành niên, đối với một số ngành nghề công việc được phép nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc và tập nghề thì việc nhận và sử dụng những đối tượng này cần phải có sự đồng ý của cha mẹ và người giám hộ;
– Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với trí lực và nhân cách, phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt khác nhau.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động là người chưa thành niên. Cụ thể như sau:
– Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm các công việc như sau: Mang/vác/nâng/đỡ các vật nặng vượt quá thể trạng của con người, sản xuất sử dụng hoặc vận chuyển các loại hóa chất hoặc khí ga hoặc chất nổ, bảo trì và bảo dưỡng các loại máy móc và trang thiết bị, phá vỡ các công trình xây dựng, hạn các loại kim loại, lặn biển hoặc các công việc mang tính chất đánh bắt xa bờ, các công việc khác gây tổn hại đến sức khỏe và an toàn hoặc gây tổn hại đến đạo đức của người chưa thành niên;
– Nghiêm cấm việc sử dụng những đối tượng là người lao động chưa thành niên làm việc tại các môi trường sau: Dưới nước, dưới lòng đất, trong hành động, đường hầm, các công trình xây dựng, các cơ sở giết mổ các loại gia súc, sòng bạc, vũ trường, phòng hát karaoke, các khách sạn và nhà nghỉ, phòng tắm hơi hoặc phòng mát-xa, quán bar, nơi làm việc gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe và an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.
3. Pháp luật quy định chế độ lao động đối với người lao động khuyết tật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 158 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về chế độ lao động đối với người khuyết tật. Cụ thể như sau:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo trợ quyền lao động, cần phải có trách nhiệm tạo việc làm cho người lao động được xác định là người khuyết tật, cần phải có chính sách khuyến khích và yêu đãi đối với những người lao động và người sử dụng lao động nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc phù hợp với quy định của pháp luật về quyết tật;
– Cơ quan có thẩm quyền cần phải quy định trong chính sách phục vụ cho hoạt động vay vốn yêu đãi từ các nguồn quỹ quốc gia về vấn đề việc làm đối với người sử dụng lao động đang trong quá trình sử dụng lao động là người khuyết tật;
– Người sử dụng lao động cần phải đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, công cụ lao động, vệ sinh lao động sao cho phù hợp với lao động là người khuyết tật, cần phải có trách nhiệm thường xuyên chăm sóc sức khỏe của người lao động quyết tật;
– Người sử dụng lao động cần phải tham khảo ý kiến lao động là người lao động khuyết tật khi đưa ra những quyết định về vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ;
– Nghiêm cấm hành vi sử dụng lao động là người khuyết tật có khả năng suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, quyết tật nặng/khuyết tật đặc biệt nặng vào hoạt động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp những người lao động này đồng ý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.