Nhằm đáp ứng cho nhu cầu của người dân trong quá trình di chuyển thuận lợi, hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch ra đời. Dưới đây là quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.
Mục lục bài viết
1. Quy định về hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có quy định cụ thể về khái niệm kinh doanh vận tải khách du lịch. Theo đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch bằng xe ô tô sẽ được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc được thực hiện theo hợp đồng lữ hành được lập thành văn bản giấy hoặc văn bản điện tử ký kết giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch với người thuê dịch vụ vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe, trong đó bao gồm cả việc thuê người lái xe để tiến hành hoạt động vận chuyển khách du lịch theo các chương trình du lịch cụ thể.
Về vấn đề kinh doanh vận tải khách du lịch, căn cứ theo quy định tại Điều 45 của
– Hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có quy định cụ thể về việc kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô. Cụ thể như sau:
– Xe ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Cần phải có biển hiệu “xe ô tô vận tải khách du lịch”, biển hiệu này cần phải được dán cố định phía bên phải mặt trong của kính trước phương tiện, đồng thời cần phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên phương tiện đó;
+ Cần phải được dán cố định cụm từ “xe du lịch” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau của phương tiện đó, đồng thời cần phải đáp ứng được kích thước tối thiểu đó là 6cm x 20cm.
– Hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành cần phải được đàm phán và ký kết trước khi tiến hành hoạt động vận chuyển giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch bằng xe ôtô với các đơn vị thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe du lịch đó, trong đó bao gồm cả hoạt động thuê ngoài lái xe;
– Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô và các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, lái xe sẽ cần phải được thực hiện như sau:
+ Sẽ chỉ được phép ký kết hợp đồng vận chuyển với người thuê vận chuyển khi có nhu cầu thuê cả chuyến xe, đồng thời sẽ chỉ được phép đón trả khách theo đúng các địa điểm trong hợp đồng vận chuyển hoặc trong hợp đồng lữ hành đã ký kết ban đầu;
+ Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm với hợp đồng đã ký do các đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp, không được phép xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe nhất định, không được tiến hành hoạt động bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Trong khoảng thời gian một tháng, mỗi xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong nội địa phạm vi một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, sẽ không được phép thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đâu trùng lập và điểm cuối trùng lập, phạm vi trùng lập sẽ được tính tại một địa điểm hoặc được tính tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố hoặc cùng một tuyến đường, ngõ hẻm trong các khu vực đô thị, việc xác định điểm đầu và điểm cuối trùng lập sẽ được thực hiện thông qua dữ liệu điện tử từ các thiết bị camera giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết ban đầu.
2. Quy định về cấp biển hiệu cho phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch:
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của
– Phương tiện vận tải khách du lịch sẽ được quyền cấp biển hiệu khi phương tiện đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật du lịch năm 2017;
– Các phương tiện vận tải khách du lịch có biển hiệu sẽ có quyền vận tải khách theo hợp đồng và được ưu tiên bố trí nơi neo đậu, bố trí nơi dừng đỗ để đón trả khách du lịch tại các sân bay, các cảng hàng không, tại các bến cảng, đón trả khách tại nhà ga, bến xe, đón trả khách trong các khu du lịch, hoặc đón trả khách tại gần điểm du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, đồng thời được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm tham quan du lịch, nơi cư trú du lịch, điểm cung ứng dịch vụ du lịch theo quy định của chính quyền địa phương;
– Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp biển hiệu đối với phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch.
Theo đó thì có thể nói, quá trình cấp biển hiệu đối với phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật du lịch năm 2017 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch. Theo đó, hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch sẽ nghiêm cấm các hành vi sau đây:
– Các hành vi làm xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích của quốc gia dân tộc, xâm phạm đến quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền thống đạo đức văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
– Nghiêm cấm hành vi lợi dụng quá trình du lịch để đưa người Việt Nam ra nước ngoài trái phép hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam trái quy định của pháp luật;
– Xâm hại đến tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;
– Có hành vi phân biệt đối xử với khách du lịch, có hành vi thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch, tranh giành khách du lịch và cạnh tranh không lành mạnh, ép khách du lịch phải mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ;
– Kinh doanh dịch vụ du lịch khi không đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, kinh doanh khi không có giấy phép kinh doanh, không thực hiện hoạt động đăng ký, không duy trì các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Sử dụng các loại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác, hoặc có hành vi cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp mình để tiến hành hoạt động kinh doanh trái phép;
– Các hướng dẫn viên hành nghề hướng dẫn du lịch trên thực tế khi không đáp ứng đầy đủ điều kiện hành nghề;
– Quảng cáo sai sự thật, quảng cáo không đúng loại, không đúng hạng mục cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, quảng cáo về các hạng mục cơ sở cư trú du lịch khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, không được cơ quan nhà nước công nhận;
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.