Quy định về hoạt động đối chất theo Bộ luật tố tụng dân sự? Thẩm quyền thực hiện đối chất? Những lưu ý khi tiến hành đối chất trong vụ án dân sự?
Như chúng ta đã biết việc lấy lời khai của các đương sự là rất quan trong để có thể nắm bắt được thông tin, nắm bắt được các tình tiết và từ đó có thể đưa ra được chúng cứ cần thiết để giải quyết vụ án. Lời khai của đương sự trong vụ án dân sự có thể giúp
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định về hoạt động đối chất theo Bộ luật tố tụng dân sự
Theo quy định của pháp luật có thể thấy đối chất là một biện pháp điều tra có thể nói là cực kì quan trọng nhằm hóa giải các xung đột trong các lời khai và tài liệu đang có trong hồ sơ của các đương sự. Như vậy nên việc đối chất chỉ tiến hành khi có yêu cầu của đương sự, hoặc tuy đương sự không có yêu cầu nhưng xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì Tòa án có thể tự mình chủ động cho tiến hành đối chất theo quy định của pháp luật, dù đương sự không có yêu cầu.
Căn cứ dựa trên qy định tại Điều 100. Đối chất Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.
2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.
Theo quy định của pháp luật thi đương sự là người có quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với vụ án, đương sự chính là người liên quan trực tiếp đến các tình tiết, biết rõ nội dung vụ kiện, tình trạng pháp lý đã và đang tồn tại như thế nào trên thực tế. Theo đó nên mọi vấn đề, yêu cầu của đương sự đều xuất phát từ lời khai, lời trình bày của họ và mọi vấn đề mâu thuẫn đều xuất phát từ những lời trình bày, lời khai của các đương sự trong vụ kiện.
Theo quy định của pháp luật thì việc lấy lời khai là cách thức thu thập chứng cứ được Tòa án được áp dụng nhiều trong quá trình giải quyết vụ án dân sự vì đó là quá trình thu thập thông tin giúp ích cho vụ án và có thể giúp Tòa án nắm bắt một cách nhanh nhất nội dung vụ án. Lời khai của đương sự không phải là chứng cứ duy nhất để kết luận bản chất của vụ án. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, Tòa án sẽ đánh giá từng lời khai, trình bày của đương sự nào là đúng, là chính xác và có cơ sở. Như vậy, việc lấy lời khai của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết cụ án dân sự, góp phần giải quyết vụ án được đúng đắn, toàn diện. Tuy nhiên khi lời khai của các đương sự mâu thuẫn với nhau, thông tin sai lệch giữa các đương sự người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau để từ đó làm chứng cứ, bằng chứng và phát hiện ra các tình tiết âu thuẫn trong việc đối chất.
2. Thẩm quyền thực hiện đối chất
Về thâm quyền thì theo quy định tại bộ tố tụng dân sự 2015 quy định thì thẩm phán có thể cho đôì chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng, hoặc giữa những người làm chứng vối nhau. Muốn việc đối chất có hiệu quả, Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ thật kỹ, phát hiện hết những điểm mâu thuẫn nhau giữa các lời khai, tài liệu mà hai bên xuất trình, từ đó, có kệ hoạch đối chất chi tiết và đặt ra những yêu cầu khi đối chất, thậm chí phải tính toán xem vấn đề gì cần đối chất trước, cách đặt câu hỏi và thứ tự các câu hỏi cũng cần cần nhắc để buổi đối chất có hiệu quả, làm rõ được các mâu thuẫn, các điểm chưa rõ trong hồ sơ. Khi tiến hành đối chất, Thẩm phán có thể tự ghi biên bản hoặc có thư ký giúp Thẩm phán ghi biên bản đôì chất. Biên bản đôì chất phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đốì chất, chữ ký của Thẩm phán và thư ký (nếu có thư ký ghi biên bản), đồng thời đóng dấu của Tòa ân.
Hiện nay đối với những vụ án cụ thể với việc đối chất giữa các đương sự có những biên bản tiêu đề ghi là “biên bản đối chất” nhưng thực ra chỉ là bản ghi lồi khai đơn thuần của các bên, chứ không hề đưa ra các câu hỏi để cho các bên trả lòi, lý giải về các điểm mâu thuẫn, các điểm chưa rõ trong hồ sơ. Vì vậy, những biên bản này không phải là biên bản đối chất theo đúng nghĩa, chỉ làm hồ Sơ dày thêm, chứ không có tác dụng trong thực tế.
3. Những lưu ý khi tiến hành đối chất trong vụ án dân sự
– Trước khi tiến hành đối chất, Thẩm phán cần phải nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ ándân sự; xác định chính xác các mâu thuẫn, nguyên nhân của những mâu thuẫn đó để có hướng giải quyết; lựa chọn các chứng cứ, tài liệu cần sử dụng khi đối chất; nghiên cứu đặc điểm tâm lý của những người tham gia đối chất… Đối với những vụ án có bị hại là người dưới 18 tuổi, thẩm phán cần đặc biệt lưu ý nghiên cứu kỹ xem, ngoài đối chất ra, còn biện pháp nào khác để giải quyết mâu thuẫn trong lời khai hay không?
– Khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án dân sự rồi, Thẩm phán nên xây dựng kế hoạch đối chất cụ thể, rõ ràng với các nội dung chủ yếu như: những mâu thuẫn cần được đưa ra đối chất, nguyên nhân của những mâu thuẫn đó và hướng giải quyết; các câu hỏi cụ thể đưa ra, dự kiến các câu trả lời của người tham gia đối chất và hướng xử lý đối với từng câu trả lời; dự kiến cách giải quyết đối với trường hợp người tham gia đối chất từ chối khai báo, thay đổi lời khai… Thẩm phán cũng cần chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, trang thiết bị cần thiết để có sự chủ động trong quá trình tiến hành đối chất.
– Trước khi bắt đầu đối chất, Thẩm phán phải kiểm tra thông tin cá nhân của người tham gia đối chất. Nếu có người làm chứng hoặc phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối.
– Tiến hành đối chất, Thẩm phán hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Với mỗi câu hỏi, Thẩm phán đưa ra cho người này trả lời, người này trả lời xong thì Thẩm phán cũng hỏi lại câu hỏi đó với người kia và yêu cầu người kia trả lời. Sau khi hỏi và những người tham gia đối chất trả lời xong câu hỏi này, Thẩm phán đưa ra các câu hỏi khác cho đến khi hết các vấn đề cần hỏi. Thẩm phán nên tăng cường cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau nhằm giải quyết các mâu thuẫn, góp phần xác định sự thật vụ án. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ. Điều này để bảo đảm khách quan trong lời khai của những người tham gia đối chất.
– Trường hợp như khi một bên người tham gia đối chất khai báo gian dối dẫn đến lời khai mâu thuẫn thì Thẩm phán cần có biện pháp tiến hành đối chất sao cho gây ra sự bất ngờ đối với họ, Ví dụ như việc Thẩm phán cho người có lời khai đúng vào trước, chuẩn bị tâm lý thật tốt cho họ, rồi mới đưa người có lời khai gian dối vào. Sự tiếp xúc bất ngờ với người có lời khai đúng sẽ đánh mạnh vào tư tưởng của người có lời khai gian dối, làm cho họ lúng túng, không kịp chuẩn bị lời khai để đối phó, buộc phải thành khẩn khai báo. Quá trình đối chất, Thẩm phán cho người khai gian dối và người có lời khai đúng sự thật tranh luận trực tiếp với nhau; sử dụng tình tiết, vào đúng thời điểm để đấu tranh với người có lời khai gian dối…
– Thẩm phán cũng cần chú ý quan sát thái độ, cử chỉ, hành động của những người tham gia đối chất, vì việc này sẽ cung cấp cho Thẩm phán các thông tin quan trọng như là người tham gia đối chất khai báo đúng sự thật hay gian dối, có sự thông cung giữa những người tham gia đối chất hay không?… Thẩm phán không để người tham gia đối chất tiếp xúc với nhau ngoài sự giám sát của mình, tránh trường hợp họ thống nhất lời khai, tác động lẫn nhau.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về hoạt động đối chất theo Bộ luật tố tụng dân sự” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.