Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ đã bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ theo quy định. Vậy quy định về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
- 1.1 1.1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
- 1.2 1.2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp:
- 1.3 1.3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài:
- 1.4 1.4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu:
- 2 2. Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
- 3 3. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước:
1. Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ đã bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng mà có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1.1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết bao gồm có:
– Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, cụ thể như sau:
+ Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 của Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
+ Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể của mỗi khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;
+ Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa là 530.000 đồng/người/khóa học.
– Tiền ăn trong thời gian thực tế học: với mức 40.000 đồng/người/ngày.
– Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với những người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Riêng đối với người lao động thuộc những huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu: Chi phí đi lại (của 01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo với mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; với mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên.
1.2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp:
Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi mà đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định của pháp luật.
– Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
– Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước có tiếp nhận lao động.
– Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện việc khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.
1.3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài:
Người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài gặp rủi ro được hỗ trợ giải quyết rủi ro theo như mức quy định tại Quyết định 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, cụ thể như sau:
– Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật mà đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài: mức hỗ trợ từ 10.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng/trường hợp.
– Hỗ trợ người lao động phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài đã bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái về kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác: mức hỗ trợ từ 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/trường hợp.
– Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt
– Hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động ở trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
+ Hỗ trợ người lao động chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí giải quyết vụ việc: Mức hỗ trợ sẽ bằng 50% chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí nhưng tối đa là 50.000.000 đồng/vụ việc; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều người lao động thì mức hỗ trợ tối đa 100.000.000 đồng/vụ việc;
+ Hỗ trợ thuê chỗ ở tạm thời cho người lao động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian thực hiện giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động với những người sử dụng lao động mà người lao động không được bố trí chỗ ở thì mức hỗ trợ bằng 100% chi phí thực tế theo hóa đơn, chứng từ thuê chỗ ở cho người lao động.
– Hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, bị mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài thì mức hỗ trợ là 40.000.000 đồng/trường hợp.
1.4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu:
– Người lao động tham gia những chương trình đào tạo, nâng cao về trình độ tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài sẽ được hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề, đào tạo về ngoại ngữ, mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của mỗi khóa học của cơ sở đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ về đào tạo nghề và đào tạo ngoại ngữ đã nêu ở trên.
– Người lao động tham gia những chương trình đào tạo trình độ cao theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và nước tiếp nhận người lao động được hỗ trợ chi phí đào tạo theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ.
2. Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
– Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đã bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là những người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo như hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật. Theo đó, tại Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN 2019 nghiệp vụ cho vay với những người xuất khẩu lao động thì quy định về hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:
+ Mức cho vay: Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà đã ký kết giữa người lao động và Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ bằng lãi suất cho vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định, mỗi thời kỳ (hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm). Riêng đối với người lao động tại những huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chính là người lao động thuộc hộ nghèo hoặc là người dân tộc thiểu số được vay vốn với mức lãi suất bằng 50% của lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định mỗi thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.
+ Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ không vượt quá thời hạn làm việc ở nước ngoài của người lao động ghi ở trong hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng sẽ được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước:
Hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước thông qua những hoạt động sau đây:
– Nghiên cứu, khảo sát về thị trường lao động ngoài nước;
– Quảng bá các thông tin về nguồn lao động Việt Nam;
– Xúc tiến về phát triển thị trường lao động ngoài nước.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư liên tịch
– Quyết định 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
– Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN 2019 nghiệp vụ cho vay với người xuất khẩu lao động.