Quy định về hình phạt tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Thế nào là tội lưu hành, mua bán tiền giả? Mua tiền giả, dùng tiền giả có vi phạm pháp luật không?
Tình trạng sản xuất, lưu hành và sử dụng tiền giả ngày càng trở lên phổ biến, tinh vi và là vấn nạn của bất cứ quốc gia nào. Việc sản xuất, sử dụng tiền giả có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đời sống, kinh tế của người nhận được giao dịch bằng tiền giả, ngoài ra tiền giả còn gây mất an toàn trong hệ thống tiền tệ quốc gia.
Vào thời điểm cận kề Tết Nguyên Đán, nhu cầu sử dụng tiền đẩy vào lưu thông, mua sắm hàng hóa, tiêu dùng tăng cao nên việc sản xuất, tiêu thụ tiền giả càng được các đối tượng đặc biệt “quan tâm”.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả?
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả được hiểu là tội phạm vi phạm pháp luật hình sự khi có hành vi làm ra tiền giả, cất giấu tiền giả, vận chuyển tiền giả bằng nhiều cách thức khác nhau hoặc đem tiền giả vào lưu thông, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Cần hiểu rõ rằng, tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là một tội ghép của bốn hành vi phạm tội bao gồm làm tiền giả, tàng trữ tiền giả, vận chuyển tiền giả và lưu hành tiền giả. Khi một tổ chức, cá nhân có thực hiện một trong bốn hành vi trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển tiền giả. Tuy nhiên, khi tiến hành định tội thì cần căn cứ theo từng trường hợp cụ thể của người phạm tội để định tội. Chẳng hạn, một người có hành vi làm ra tiền giả thì khi định tội sẽ là người phạm ” Tội làm tiền giả”, hoặc người thực hiện cả hai hành vi là tàng trữ tiền giả và đưa tiền giả vào lưu hành thì được định tội là ” Tội tàng trữ và lưu hành tiền giả”.
Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến sự phát triển của quốc gia như làm ảnh hưởng đến việc phát hành tiền, lưu hành và quản lý tiền tệ của Nhà nước. Do đó, pháp luật quy định tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là tội phạm hình sự và có những hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi này.
2. Hình phạt tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả:
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tùy thuộc theo từng trường hợp có thể bị xử lý như sau:
– Trường hợp 1: Người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Chuẩn bị phạm tội nghĩa là người phạm tội có thể đang trong giai đoạn chuẩn bị như tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm. Cụ thể trong trường hợp này, người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm như mua sắm trang thiết bị để làm ra tiền giả, chứ chưa có xuất hiện tiền giả trong thực tế. Theo quy định của
– Trường hợp 2: Người có hành vi làm ra tiền giả, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Theo quy định này, người làm ra tiền giả, tàng trữ tiền giả, vận chuyển, lưu hành tiền giả chỉ cần đã có hành vi thực hiện các công việc trên, chưa xác định mức độ thiệt hại hay giá trị tiền giả là, bao nhiêu đã bị xử lý vi phạm về hành vi này. Ngoài ra, pháp luật không quy định độ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả mà ” người nào”, tức là bất cứ ai có năng lực hành vi và đến một độ tuổi nhất định thực hiện việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
– Trường hợp 3: Trị giá tiền giả tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
Người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Khác với quy định trên, trong trường hợp này pháp luật quy định rõ giá trị tiền giả tương ứng trong phạm vi từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tù với mức cao hơn trường hợp thứ nhất với khung hình phạt từ 05 năm đến 12 năm. Việc tăng hình phạt có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả đã cao hơn so với trường hợp đầu tiên.
– Trường hợp 4: Trị giá tiền giả tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên
Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên thì người làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, cho thấy mức độ phạm tội khi tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.
Mức phạt tù thấp nhất là 10 năm được áp dụng cho người phạm có tội nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu; tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án…Ngược lại, hình phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng cho người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng khi phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội lần thứ 02 trở lên…
Ngoài hình phạt chính như trên, người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thuộc một trong bốn trường hợp trên còn thể chịu hình phạt bổ sung như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. So với “Bộ luật hình sự năm 2015” thì hình phạt bổ sung với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong Bộ luật hình sự năm 2015 không có sự thay đổi.
Việc áp dụng hình phạt bổ sung theo hình thức phạt tiền hay tịch thu tài sản tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Chẳng hạn, người chuẩn bị phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì mức độ và hậu quả gây ra chưa nghiệm trọng như trường hợp đã làm ra tiền giả, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả mà trị giá tiền giả tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì hình phạt bổ sung có thể chỉ áp dụng phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã bắt giữ và xử lý rất nhiều đối tượng làm, tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả nhưng những hành vi này vẫn được thực hiện một cách rất tinh vi và lưu hành “trót lọt” trong thị trường. Hậu quả của việc làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là rất nghiêm trọng, gây cho tình trạng khốn đốn cho người bị thiệt hại.
Thiết nghĩ, tiền là tiền giả nhưng hình phạt đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là thật và sẽ là biện pháp cần thiết để xử lý những đối tượng có hành vi phạm tội. Thêm vào đó, để tránh những rủi ro cũng như hậu quả của tiền giả gây ra, người dân cũng cần chủ động tìm hiểu về cách phân biệt tiền thật, tiền giả và trình báo cơ quan chức năng khi có dấu hiệu của tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.