Hiện nay, cùng với sự phát triển xã hội trong các buổi gặp gỡ, tụ họp gia đình thì việc sử dụng rượu và đồ uống có chứa cồn lại không thể tránh khỏi. Thực tế, theo quy định pháp luật việc sử dụng của rượu và đồ uống có chứa cồn có thời hạn sử dụng, vậy quy định về hạn sử dụng của rượu và đồ uống có chứa cồn.
Mục lục bài viết
1. Hạn sử dụng của rượu và đồ uống có chứa cồn được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 11 Điều 3
Hạn dùng của hàng hóa được hiểu là khoảng thời gian thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn hoặc thể hiện bằng việc tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn. Trong trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm, thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
2. Quy định về hạn sử dụng của rượu và đồ uống có chứa cồn:
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của rượu như sau:
– Định lượng;
– Hàm lượng etanol;
– Hạn sử dụng (nếu có);
– Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);
– Thông tin cảnh báo (nếu có);
– Mã nhận diện lô (nếu có);
Thông thường, quý bạn đọc thường nghĩa rằng “Rượu để càng lâu càng ngon” tuy nhiên thực tế cần phải xác định rõ ràng không phải loại rượu nào để càng lâu thì sẽ ngon hơn được.
Đối với các loại rượu mạnh như: vodka, gin, whisky, tequila, rum,… những loại rượu mạnh này thường được làm từ nhiều loại ngũ cốc khác nhau hoặc được làm từ nhiều loại thực vật khác nhau theo phương pháp chưng cất. Đối với một số loại rượu được chưng cất nhiều lần để có được hương vị đậm đà, chuẩn nhất.
Thông thường trên bao bì rượu sẽ ghi thông tin cụm từ “Sử dụng trước ngày…” được thay thế bằng cụm từ “sử dụng tốt nhất trước ngày…” theo đó thì rượu có thể sử dụng trong trường hợp quá thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, quý bạn đọc cần lưu ý rằng, thời gian kéo dài tùy thuộc vào từng loại rượu, và các loại rượu này phụ thuộc vào phương pháp sản xuất, các chất khác bổ sung trong rượu (nếu có).
Theo các chuyên gia trong ngành thì hạn sử dụng rượu bắt đầu được tính từ khi chai rượu được mở nắp, tuy nhiên, sau khi mở nắp các chuyên gia khuyên rằng để hương vị tuyệt vời nhất nên sử dụng, tiêu thụ trong vòng 6 – 8 tháng.
Đặc biệt đối với rượu vang theo các chuyên gia thì hạn sử dụng rượu vang sẽ được tính như sau:
– Rượu vang có tuổi thọ hàng ngàn năm: Chai rượu vang có thời hạn sử dụng hàng ngàn năm là dòng có giá trị nhất, các loại rượu vang này được làm từ nho Cabernet, Merlot, Sauvignon,… những loại vang này qua thời gian thì vẫn có thể giữ được mùi vị như lúc ban đầu.
– Rượu vang có tuổi thọ từ 3 năm đến 20 năm: Khoảng thời gian 3 năm – 20 năm là thời gian sử dụng của nhiều loại rượu vang hiện nay, các loại rượu vang này thông thường được làm từ nho Sauvignon, Merlot, Syrah của Pháp, Úc, Mỹ,… rượu ngon nhất được sử là 3 năm kể từ thời điểm rượu vang được sản xuất.
– Rượu vang có tuổi thọ từ 1 năm đến 3 năm: Rượu vang có thời gian sử dụng từ 1 năm đến 3 năm là các loại rượu vang được sản xuất từ Nho Gamay, nho Beaujolais Nouveau, nho Grenache,… theo như các chuyên gia về rượu cho thấy các loại rượu vang này nên được sử dụng từ 1 năm đến 3 năm để quý bạn đọc có thể cảm nhận được vị rượu, trong trường hợp quý bạn đọc càng để lâu thì sẽ mất dần phẩm vị của rượu.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại mục 3 dưới đây và theo những phân tích nêu trên cho thấy đối với các loại rượu có hạn sử dụng thì cần phải thể hiện rõ trên nhãn của rượu. Bởi đối với mỗi loại rượu khác nhau thì có thời hạn sử dụng khác nhau do vậy nên bảo quản rượu ở nơi thoáng mát,… bởi việc bảo quản đúng cách giảm sự oxy hóa và có thể giữ được hương vị và chất lượng của rượu.
Đặc biệt đối với rượu bia theo các chuyên gia thì hạn sử dụng sẽ được tính như sau:
Bia được sử dụng phổ biến hiện nay tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Bia được sản xuất bằng cách ủ một loại ngũ cốc, thông thường là lúa mạch với men và nước tạo thành hỗn hợp được lên men, từ đó sẽ tạo ra quá trình cacbonat hóa tự nhiên mang lại hương vị đặc trưng cho bia.
Thông thường bia đóng chai hoặc bia đóng lon kín sẽ có thời hạn sử dụng ổn định từ 6 tháng – 8 tháng để từ ngày sản xuất và trong trường hợp bảo quản lạnh thì thời gian sử dụng có thể lâu hơn.
3. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
1) Tên hàng hóa;
2) Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;
3) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan.
4) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
– Đối với các hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan thì các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định.
– Đối với trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung (1), (2), (4) trên nhãn hàng hóa. Còn những nội dung nêu tại mục (4) nêu trên phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Thứ hai, Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
1) Tên hàng hóa;
2) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
3) Tên hoặc tên viết tắt của cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
– Đối với các trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
– Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo nội dung (1), (2), (3) nêu trên và sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ các cá nhân, tổ chức nhập khẩu có trách nhiệm phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo nội dung tại mục Thứ nhất nêu trên trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
Thứ ba, Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
– Đối với trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu,sản xuất phải tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
– Trong nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;
– Nghị định 111/2021/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều