Quy định về giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản? So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản?
Pháp luật giới hạn về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản đó là xác định cho chủ sở hữu đối với các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của mình. Khi chủ sở hữu thực hiện các quyền của mình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, trong một số trường hơp chủ sở hữu bị giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản của mình. Vậy cụ thể quy định về giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định về giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết (Điều 171 BLDS 2015)
Chúng ta có thể hiểu đơn giản về tình thế cấp thiết đó chính là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
Đối với các trường hợp trong một tình thế cấp thiết thì chủ thể có quyền khác hay chủ sở hữu đối với tài sản nào đó của họ không được cản trở người khác dùng tài sản của chủ sở hữu hay người có quyền đối với tài sản đó theo quy định để thực hiện một thủ tục nào đó của pháp luật hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật dân sự 2015 quy định.
1.2. Nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên môi trường; tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (Điều 172, 173 BLDS 2015)
Pháp luật dân sự có quy định cụ thể đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên môi trường; tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Quy định nguyên tắc chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác
Theo đó nên chúng ta có thể đưa ra kết luận về vấn đề này đó là khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đảm bảo các quy định về trật tự, an toàn xã hội.
1.3. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, ranh giới giữa các bất động sản, mốc giới ngăn cách các bất động sản, bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại, trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề
Pháp luật dân sự việt nam luôn tôn trọng các nguyên tắc khi thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên, nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Như vậy có thể thấy ranh giới giữa các bất động sản đó là việc sử dụng của các chủ sở hữu bất động sản liền kề nhau hiện nay thường phát sinh những tranh chấp liên quan đến ranh giới. Trong xây dựng các bất động sản nên lưu ý về các quy định như không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
Pháp luật cũng có quy định cụ thể về giới hạn để có thể ngăn cách các bất động sản đó là chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Theo đó có thể thấy trong các trường hợp mốc giới ngăn cách theo quy định thì giới hạn được ngăn cách này chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì giới hạn ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật, nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ. Đối với giới hạn là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trên thực tế ví dụ như việc nhà bà Thúy có trồng cây cối, xây dựng công trình trên bất động sản và cây cối và công trình nhà bà ấy có thể gây thiệt hại cho bất động sản liền kề. Theo đó có thể là những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Vậy trong trường hợp này, chủ sở hữu của bất động sản liền kề có quyền được đảm bảo an toàn cho bất động sản của mình à nếu cây cối của nhà bà thúy và công trình của nhà bà thúy gây nguy hiểm và thiệt hại cho bất động sản liền kề bên cạnh thì đương nhiên sẽ phát sinh trách nhiệm theo quy dịnh như bồi thường…
Như vậy từ những điều phân tích như trên thì để có thể bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại. Ngoài quyền sử dụng hạn chế bất động sản, và các quyền người chiếm hữu bất họp pháp ngay tình được pháp luật bảo vệ nếu giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Trong một số trường hợp cụ thể như tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch dân sự với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Người thứ ba còn có quyền yêu càu người đã xác lập giao dịch với mình phải bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước hoặc phải trả lại cho người có quyền nhận tài sản đó. Chủ sở hữu trong trường hợp này còn có quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách bất động sản.
Quyền sở hữu này có thể là quyền sở hữu chung nếu được xây dựng hoặc tạo lập tên đất thuộc quyền sử dụng chung. Nếu mốc giới được tạo dựng do công sức của chủ sở hữu và trên đất thuộc quyền sử dụng của người đó thì không phải thuộc sở hữu chung. Trong trường hợp mốc giới là tường nhà chung thì những chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ khi các bên có thỏa thuận và đồng ý và thực hiện dựa trên quy định của pháp luật
Nếu cá nhân thực hiện việc trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề thì trong trường hợp này theo quy định chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng đề ra. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên theo quy định của pháp luật.
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản.
Giống nhau:
Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản có những điềm giống nhau như là cả hai quyền này đều là các vấn đề quyết định về quyền sở hữu của các chủ thể trong quan hệ pháp luật và là những quy định về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật dân sự 2015 quy định.
Khác nhau:
– Điểm khác nhau cơ bản giữa hai quyền này đó chính là quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quy định về giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.