Kinh doanh đồ uống có cồn là một trong những ngành kinh doanh có điều kiện, cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới đây là quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn.
Mục lục bài viết
1. Quy định về giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn. Hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi tiến hành thủ tục kinh doanh đồ uống có cồn thì hoạt động xin giấy phép là một trong những hoạt động bắt buộc cần phải được thực hiện. Do đó, đồ uống có cồn là một mặt hàng bị hạn chế kinh doanh và được pháp luật quản lý vô cùng nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các tổ chức và cá nhân nếu muốn kinh doanh đồ uống có cồn thì cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Phải có địa điểm hoạt động kinh doanh hợp pháp, cố định và có địa chỉ rõ ràng, phù hợp với quy định của pháp luật;
– Hình thức kinh doanh phải là hợp tác xã, công ty, hộ kinh doanh hoặc liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
– Cần phải tuân thủ đầy đủ những yêu cầu về điều kiện trong hoạt động bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy trong quá trình kinh doanh đồ uống có cồn;
– Đồ uống có cồn dự định đưa vào kinh doanh trên thực tế cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm;
– Cần phải có văn bản giới thiệu hoặc bản hợp đồng nguyên tắc từ người kinh doanh, người sản xuất là người phân phối đồ uống có cồn đó.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, việc kinh doanh đồ uống có cồn trên thực tế cũng chính là hoạt động mua bán các loại sản phẩm bia, rượu trực tiếp đến người tiêu dùng, đưa đồ uống có cồn vào lưu thông trong thị trường. Trước khi giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn bị hết hiệu lực trong khoảng thời gian 30 ngày, nếu như các tổ chức và cá nhân muốn tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn thì các chủ thể đó cần phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn, gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết a, cấp lại giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, mỗi người sẽ chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn.
Để có thể được cấp giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn, ngoài các điều kiện cần phải đáp ứng theo như phân tích nêu trên, cần phải thực hiện theo trình tự và thủ tục nhất định. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân muốn thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn, cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận hộ kinh doanh hoặc liên hiệp hợp tác xã được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh đồ uống có cồn khác nhau;
– Đơn xin được cấp phép kinh doanh đồ uống có cồn theo mẫu do pháp luật quy định;
– Văn bản giới thiệu hoặc bản hợp đồng nguyên tắc từ người kinh doanh, người sản xuất hoặc phân phối đồ uống có cồn trong quá trình kinh doanh;
– Văn bản hợp đồng thuê, mượn, các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh có quyền sử dụng hợp pháp đối với các cơ sở dự định được sử dụng làm địa điểm phân phối, kinh doanh đồ uống có cồn;
– Bản cam kết được thiết lập bởi người hoạt động kinh doanh, nội dung trong đó cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về điều kiện bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy trong quá trình kinh doanh đồ uống có cồn;
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định Phòng kinh tế. Có thể nộp hồ sơ theo nhiều cách thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết hồ sơ sẽ kéo dài tối đa là 20 ngày làm việc được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và đúng quy định của pháp luật.
Bước 3: Trả kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn. Hiệu lực của giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn sẽ có giá trị trong khoảng thời gian 05 năm.
2. Những trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của
– Có hành vi giả mạo hồ sơ trong quá trình đề nghị cấp giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn;
– Không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện trong quá trình kinh doanh hoặc không thực hiện đúng các quy định của pháp luật;
– Chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn trên thực tế;
– Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền, trái thẩm quyền;
– Thương nhân đã được cấp giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn tư nhân không hoạt động trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục;
– Vi phạm các quy định được quy định cụ thể tại Điều 7 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu.
Như vậy có thể nói, nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn, các thương nhân cần phải nộp lại bản gốc giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi. Cơ quan ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn sẽ cần phải tiến hành hoạt động đăng tải thông tin về việc thu hồi giấy phép trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
3. Xử phạt hành vi kinh doanh đồ uống có cồn nhưng không có giấy phép:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động đăng ký bán rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có nồng độ cồn dưới 5,5 độ và hoạt động sản xuất rượu thủ công có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để thực hiện thủ tục chế biến lại. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sản xuất rượu thủ công có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên, sau đó bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để thực hiện hoạt động chế biến lại mà không thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi bán rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng tại chỗ, hoặc các cô gái có hành vi kinh doanh rượu có nồng độ cồn dưới 5,5 độ mà không thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và hạ tầng cấp huyện theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, khi kinh doanh đồ uống có cồn không có giấy phép, không thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Nghị định 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
– Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu;
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.