Giấy báo tử là giấy tờ cần thiết khi có người bị mất. Vậy giấy báo tử là gì? Cùng tìm hiểu các quy định về thẩm quyền cấp giấy báo tử qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Giấy báo tử là gì?
Giấy báo tử là một loại giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước cấp ghi vào sổ khai tử nhằm xác nhận một người đã mất cấp cho thân nhân của người chết để giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến khai tử như các thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người chết để lại, các giao dịch nhà đất, mua bán xe cơ giới.
2. Quy định về giấy báo tử:
Hiện nay, theo quy định của Luật hộ tịch mới nhất thì có thể hiểu hộ tịch là một trong những sự kiện bao gồm việc công dân có quyền khi sinh ra làm thủ tục khai sinh , khi nam nữ đủ điều kiện để kết hôn với nhau, giám hộ cho con chưa thành niên, người bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhận cha mẹ, con, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khi một người chết đi thì phải khai tử.
Khi công dân thay đổi quốc tịch, xác định lại giới tính, nuôi con nuôi và chấm dứt việc nuôi con nuôi, khi vợ chồng ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Những sự kiện này nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân của các cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
Cho nên, việc đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư theo quy định của pháp luật.
Có thể hiểu theo quy định của pháp luật thì giấy báo tử là một trong những giấy tờ mà người người có thẩm quyền cấp cho thân nhân của người chết để đi làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp bao gồm những nội dung như sau:
Họ tên, chữ đệm, tên của người báo tử, năm sinh của người báo tử, ghi rõ quan hệ với người chết, họ tên, chữ đệm của người chết ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của người chết, số định danh cá nhân của người chết nếu có, giới tính của người chết, người báo tử ghi đầy đủ dân tộc, quốc tịch của người chết, ghi quốc tịch nước ngoài nếu người chết là người nước ngoài, nơi thường trú, tạm trú của người chết, đã chết vào lúc giờ nào, phút bao nhiêu, giây bao nhiêu, ngày tháng năm bao nhiêu thì ghi phần này theo năm dương lịch, nguyên nhân chết của người chết là gì?
3. Thẩm quyền cấp giấy báo tử:
Theo quy định của Luật hộ tịch hiện hành và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của luật hộ tịch cũng đã quy định rất rõ các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử cho người chết hoặc các văn bản tương đương với giấy báo tử.
+ Theo quy định của pháp luật thì những người chết tại các cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh thì thủ trưởng của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp giấy báo tử cho thân nhân của người chết để đi làm thủ tục đăng ký khai tử.
+ Đối với người chết mà do thi hành án tử hình thì thẩm quyền cấp giấy báo tử là do chủ tịch hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.
Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với những người mà bị
+ Hiện nay, tình hình tai nạn giao thông cũng diễn ra rất nhiều và có nhiều người tử vong khi tham gia giao thông, do bị sát hại, bị chết do tai nạn, bị chết đột ngột không phải do bệnh tật hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của
+ Trong những trường hợp người chết tại gia đình là nơi cư trú cuối cùng của người đó thì những người thân của người chết sẽ đề nghị Uỷ ban nhân dân xã nơi người đó chết cấp giấy báo tử hoặc văn bản tương đương rồi tới ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết để đăng ký khai tử theo quy định của pháp luật.
4. Giấy báo tử phải xin ở đâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Ba tôi mới mất, khi mất gia đình tôi chưa làm thủ tục khai tử, ba tôi mất ở bệnh viện đa khoa huyện. Nếu đi khai tử thì phải có giấy báo tử, vậy giấy báo tử tôi lấy ở đâu, xin cấp ở đâu, xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử, theo nội dung bạn đưa ra, ba bạn mới mất và bạn không biết xin giấy báo tử ở đâu. Trước thời điểm ngày 01/01/2016 theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết. Theo đó thẩm quyền cấp Giấy báo tử:
+ Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử;
+ Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử;
+ Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;
+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;
+ Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.
Đến nay, theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP không quy định rõ về nội dung giấy báo tử hay chi tiết cơ quan có thẩm quyền cấp như cũ mà đã quy định chung lại như sau:
“Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.”
Như vậy, nếu ba bạn mất ở bệnh viện đa khoa cấp huyện (cơ sở y tế) nên giấy báo tử sẽ do Thủ trưởng cơ sở y tế cấp.