Thế nào là tranh chấp trong đấu thầu? Quy trình giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án?
Trong cuộc sống hiện nay chín người thì mười ý, không ai có ý kiên và quyết định giống nhau thì việc tranh chấp giữ các bên sảy ra là điều không thể tránh khỏi. Việc tranh chấp diễn ra nói chung và tranh chấp diễn ra trong đấu thầu nói riêng thì thẩm quyền có thể giải quyết được đa phần là do Tòa án thực hiện việc giải quyết. Tuy nhiên đối với những tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác nhau thì sẽ được các Tòa khác nhau giải quyết như: Tòa dân sự sẽ giải quyết các vụ việc dân sự, Tòa hành chính sẽ giải quyết các vụ việc hành chính.
Xong việc giải quyết tranh chấp trong đấu thầu được thực hiện giải quyết tại Tòa án nào? Quy định trong việc giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án có nội dung ra sao? Để nhằm giải đáp các thắc mắc có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án của các nhà thầu quan đó đồng thời cũng là để từng bước giúp các nhà thầu, chủ đầu tư làm tài liệu nghiên cứu và áp dụng, bộ phận tư vấn pháp luật đấu thầu. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến quy định về giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật đấu thầu 2013
1. Thế nào là tranh chấp trong đấu thầu?
Trước khi đi vào tìm hiểu về tranh chấp trong đấu thầu và các quy định về giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án thì tác giả sẽ đưa ra các nội dung giúp bạn đọc hiểu hơn về quy định của pháp luật về đấu thầu. Hay nói một cách chính xác là khái niệm của đấu thầu được xác định là quan hệ pháp luật tư và được nhắc đến và quy định cụ thể theo pháp luật dân sự. Đấu thầu là việc thực hiện giữa bên chào mời đấu thầu và bên nhận thầu cho dù chủ thể là cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, Bộ Tư pháp, Bộ KH&ĐT đều cho rằng, giải quyết các vụ kiện trong đấu thầu nên được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Đấu thầu là phương thức được áp dụng nhằm tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và lựa chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án. Tham gia đấu thầu gồm có:
– Thứ nhất, Bên mời thầu hay còn được biết đến là bên gọi thầu trong quá trình tham gia vào hoạt động đấu thầu và được hiểu một cách đơn giản nhất là chủ dự án và chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án hoặc chủ đầu tự được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu;
– Thứ hai, nhà thầu trong quá trình tham gia vào hoạt động đấu thầu được xác định là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, đối với những hoạt động đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân, trong hoạt động đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự gọi là đấu thầu trong nước.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác của Tòa án nhân dân tối cao thì tranh chấp trong đấu thầu có bản chất của vụ kiện trong đấu thầu là vụ án hành chính nếu một bên là cơ quan hành nhà nước, bao gồm cả cơ quan Trung ương. Trong tranh chấp trong đấu thầu được xem như một vụ án dân sự chỉ khi một bên là đại diện của tổ chức xã hội
2. Quy trình giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án
Đấu thầu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu sử dụng nguồn vốn Nhà nước chi tiêu công và giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm. Trước đó, thì luôn có sự mâu thuẫn giữ các quan điểm là nên giải quyết vụ việc tranh chấp trong đấu thầu theo như quy định của tòa án dân sự hay là giải quyết tranh chấp này theo tòa án. Những đến thời điểm hiện tại thì pháp luật đã đưa ra các quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án nào cụ thể được quy định tại điều 93 Luật Đấu thầu năm 2014 về nguyên tắc giải quyết là:
“Điều 93. Nguyên tắc giải quyết
Việc giải quyết tranh chấp trong đấu thầu tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Từ quy định này có thể thấy rằng việc vướng mắc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp trong đấu thầu đã được quy định rõ ràng cho Tòa án dân sự và không còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp giữ tòa án hành chính và Tòa án dân sự như trước khi có quy định này. Các nhà làm luật đã thống nhất và quyết định đua các tranh chấp trong đấu thầu là do cơ quan Tòa án dân sự thụ lý.
Do đó, cơ quan duy nhất giải quyết tranh chấp trong đấu thầu là Tòa án bởi cơ quan trọng tài chỉ giải quyết những tranh chấp liên quan đến thương mại. Còn tranh chấp trong đầu thầu lại chủ yếu tranh chấp trong giai đoạn trước khi trúng thầu như kiện nhà đầu tư trong việc mời thầu, chọn nhà thầu… Vì trong quan hệ đấu thầu, một bên thường là cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước, có liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn nhà nước nên không ít chuyên gia pháp lý cho rằng, giải quyết các tranh chấp trong đấu thầu chỉ có thể theo thủ tục tố tụng hành chính.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án. Trong quy định của Luật Đấu thầu năm 2014 cụ thể tại Điều 94 đã đưa ra các quy về quyền của các bên tham gia đấu thầu có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, như sau:
“Điều 94. Quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Khi khởi kiện, các bên có quyền yêu cầu Tòa án tạm dừng ngay việc đóng thầu; phê duyệt danh sách ngắn; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng việc quy định cho các bên trong đấu thầu có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có tranh chấp trong đấu thầu sảy ra là rất hợp lý. Bởi vi không chỉ riêng trong đấu thầu và còn đối với tất cả các tranh chấp sảy ra khác trong quan hệ dân sự thì khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì sẽ có lợi cho người yêu cầu để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ. Tuy nhiên, một số trường hợp trong đấu thầu bị tranh chấp lại xuất hiện bên thứ ba thì các biện pháp này, nếu được áp dụng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba khi các tài sản bị tẩu tán mà
Bên cạnh đó, theo như quy định tại khoản 15 Điều 114
Chính vì quy định của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong đấu thầu đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự cho nên trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng được áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành và chính xác là được quy định tại điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể như sau:
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với tư cách là đương sự phải làm đơn, nếu người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thì cơ quan, tổ chức này cũng phải làm văn bản gửi cho Toà án có thẩm quyền.
Trong đơn hay văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đều phải nêu rõ:
– Ngày, tháng, năm viết đơn;
– Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp,
– Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp (hoặc tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ),
– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.