Quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng luôn có những ràng buộc pháp lý về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Trong trường hợp vợ, chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân thì quyền tài sản đối với bất động sản được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai khi vợ chồng ly hôn:
Căn cứ quy định tại Điều 62 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được phân chia như sau:
– Nếu quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
– Nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi ly hôn được giải quyết như sau:
+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, trường hợp cả hai bên đều có nhu cầu trực tiếp sử dụng đất thì căn cứ theo thỏa thuận của hai bên để thực hiện phân chia; trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được, nếu có yêu cầu thì Tòa án tiến hành giải quyết theo quy định về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn;
Trong trường hợp chỉ một bên vợ hoặc chồng có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
+ Đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng sẽ được tách ra và chia theo quy định pháp luật tương ứng;
+ Đối với quyền sử dụng đất của vợ, chồng là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định pháp luật về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn.
+ Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Nếu vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn, thì căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình để phân chia.
– Nếu vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình thì khi ly hôn có thể được xem xét trích phần tài sản ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định pháp luật.
1.1. Giải quyết chung trong vụ án ly hôn:
Về nguyên tắc khi ly hôn vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về các vấn đề, bao gồm cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được, có thể yêu cầu thì Tòa án xem xét giải quyết.
Khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai trong vụ việc ly hôn, Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn sẽ có trách nhiệm xem xét, làm rõ quyền lợi của các bên về tài sản và giải quyết tranh chấp tại phiên tòa ly hôn. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của vợ, chồng sẽ ban hành kèm theo bản án ly hôn. Đối với các vụ việc tranh chấp đất đai khi ly hôn có tính chất phức tạp, cần thêm thời gian thẩm định, xác minh quyền lợi của hai bên; Tòa án có thể tổ chức một phiên tòa khác để giải quyết tranh chấp đất đai mà không nhất thiết phải giải quyết chung trong phiên tòa ly hôn của vợ chồng.
Tòa án căn cứ vào nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn để giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai vợ chồng.
1.1.1. Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn:
Được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016 theo đó nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn được quy định như sau:
Thứ nhất, chia tài sản theo chế độ luật định hoặc thỏa thuận.
Nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản sẽ do hai bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết việc phân chia tài sản theo quy định pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.
Nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng giải quyết theo thỏa thuận đó; trong trường hợp thỏa thuận của vợ chồng không đầy đủ, rõ ràng sẽ áp dụng quy định pháp luật tương ứng.
Lưu ý:
– Trong trường hợp không có
– Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì sẽ áp dụng phân chia tài sản khi ly hôn theo nội dung văn bản thỏa thuận. Những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận nhưng không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định pháp luật tương ứng.
Thứ hai, tài sản của vợ chồng được chia đều, xét trên các yếu tố sau:
– Về hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng:
+ Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng và của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định.
+ Do đó, bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung:
+ Đó là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm (Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập).
+ Do đó, bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
+ Việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch.
+ Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
+ Là lỗi của vợ hoặc chồng do vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng mà dẫn đến ly hôn.
Thứ ba, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật.
Việc chia tài sản bằng hiện vật sẽ dựa trên giá trị của hiện vật. Trong trường hợp không chia được tài sản bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Thứ tư, công nhận quyền sở hữu riêng đối với tài sản riêng của vợ chồng.
Về nguyên tắc thì tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu riêng của người đó, trừ trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo quy định.
Trường hợp đã có sự sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về việc chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Thứ năm, việc phân chia tài sản phải nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của một số thành viên trong gia đình.
Đảm bảo lợi ích của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Ngoài ra, khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án sẽ phải xác định các quyền lợi, nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng với người thứ ba có hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết cùng khi chia tài sản chung của vợ chồng. Nếu vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người đó không yêu cầu giải quyết thì Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn họ giải quyết bằng vụ án khác.
1.1.2. Những giấy tờ, tài liệu cần nộp khi yêu cầu tòa giải quyết tranh chấp đất đai khi vợ chồng ly hôn:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng tặng cho (nếu được tặng cho riêng);
– Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu có);
– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh công sức đóng góp, chứng minh tài sản được hình thành trước hôn nhân hoặc tài liệu chứng minh đất đai có được là từ tài sản riêng, như sổ tiết kiệm, sao kê giao dịch chuyển tiền từ ngân hàng,…)
1.2. Khởi kiện riêng vụ án tranh chấp đất đai:
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai như khởi kiện tranh chấp dân sự thông thường.
Sau khi hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã/phường/thị trấn không thành, hai bên có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Theo khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
– Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai (theo mẫu số 23-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
– Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân của người khởi kiện: Căn cước công dân (Bản sao);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đang tranh chấp;
– Các giấy tờ khác có liên quan.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
– Người khởi kiện tiến hành nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp. Đối với tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài, thì nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất tranh chấp.
– Hình thức nộp đơn: Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ khởi kiện theo 3 hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ phải ghi vào sổ nhận đơn và gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
– Trường hợp đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện;
– Trường hợp đơn khởi kiện nộp qua qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án sẽ gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện;
– Trường hợp đơn khởi kiện được nộp bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 4: Xem xét đơn khởi kiện.
Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau đây:
– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
– Thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn (nếu đủ điều kiện);
– Quyết định chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho người khởi kiện biết nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
– Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 5: Thụ lý vụ án.
Sau khi Tòa án nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết. Thẩm phán sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí, và gửi thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện.
– Người khởi kiện sau khi nhận được thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí, sẽ phải đến Tòa án để làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí (nếu họ phải nộp tiền tạm ứng án phí). Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
– Đối với trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được hồ sơ khởi kiện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Bước 7: Chuẩn bị xét xử.
Trong thời gian chuẩn bị xét xử Thẩm phán có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Lập hồ sơ vụ án;
– Xác định tư cách của các đương sự, người tham gia tố tụng;
– Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự;
– Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
– Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật;
– Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và mở hòa giải theo quy định.
Bước 8: Mở phiên xét xử giải quyết tranh chấp.
2. Quy định về chế độ tài sản của vợ chồng:
2.1. Tài sản chung của vợ chồng:
Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân như: thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác, trừ trường hợp sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (mà vợ chồng không có thỏa thuận khác) thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên là tài sản riêng của vợ, chồng; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, nếu vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng là tài sản riêng của vợ chồng.
– Nếu vợ chồng có tranh chấp về tài sản mà không có căn cứ để chứng minh đó là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.
2.2. Tài sản riêng của vợ chồng:
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các tài sản hình thành trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được vợ, chồng thỏa thuận là tài sản riêng sau khi phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản riêng khác theo quy định pháp luật.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng (nếu là tài sản riêng được phân chia sau khi vợ, chồng thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân).
Tài sản khác được công nhận là tài sản riêng được quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014 bao gồm: quyền tài sản là đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ; tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Luật đất đai 2013;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
–
– Thông tư liên tịch