Hiện nay, việc đăng ký và công bố những sản phẩm thực phẩm chức năng trên thị trường Việt Nam diễn ra rất phổ biến. Theo đó, pháp luật cũng quy định rất chặt chẽ về việc ghi nhận nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe để giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được các loại hàng hóa. Dưới đây là quy định về ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
Mục lục bài viết
1. Những nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa thực phẩm chức năng:
Căn cứ Điều 10
* Đối với hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam:
– Thông tin tên của hàng hóa.
– Thông tin tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa.
– Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa (lưu ý: có thể ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa nếu như không xác định được xuất xứ của hàng hóa đó).
– Các nội dung sau:
+ Định lượng.
+ Ngày sản xuất.
+ Hạn sử dụng hàng hóa.
+ Các thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng.
+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: công dụng, đối tượng sử dụng, cách cùng.
+ Công bố khuyến cáo về nguy cơ.
+ Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”.
+ Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
* Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam:
– Thông tin tên của hàng hóa.
– Thông tin nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa (lưu ý: có thể ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa nếu như không xác định được xuất xứ của hàng hóa đó).
– Thông tên hoặc tên viết tắt của cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
+ Các nội dung về tên của cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc tên của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài phải được thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa nếu như trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện những thông tin đó.
+ Sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định đối với những hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định.
* Trường hợp hàng hóa xuất khẩu: ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật nước nhập khẩu.
2. Hướng dẫn cách ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
(1) Tên hàng hóa:
– Ghi tên hàng hóa phải ở vị trí dễn thấy và dễ đọc.
– Yêu cầu về chữ viết: kích thước lớn nhất so với những nội dung khác được ghi trên nhãn hàng hóa.
– Cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự đặt tên hàng hóa đó.
– Đảm bảo tên không được gây đến hiểu sai lệch về công dụng, bản chất, thành phần của hàng hóa.
(2) Thông tin tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa:
– Tên tiêng của cá nhân, tổ chức và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa: đảm bảo không được viết tắt, đối với từ chỉ đơn vị hành chính thì có thể viết tắt.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam: sẽ ghi tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức sản xuất và thông tin của cá nhân, tổ chức nhập khẩu.
Lưu ý: với những hàng hóa được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, cùng thương hiệu: ghi thông tin tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu thương hiệu đó hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở Việt Nam trên nhãn hàng hóa.
– Trường hợp mặt hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam: ghi nhận tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên của chủ sở hữu số lưu hành.
(3) Định lượng của hàng hóa:
– Ghi định lượng theo quy định về đo lường nếu như hàng hóa định lượng bằng đại lượng đo lường.
– Ghi định lượng theo số đếm tự nhiên: nếu hàng hóa định lượng bằng số đếm.
– Ghi định lượng của từng đơn vị hàng hóa và định lượng tổng của các đơn vị hàng hóa: đối với trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hóa.
– Không cần ghi định lượng nếu như chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hóa.
– Ghi thành phần định lượng chất chiết xuất, tinh chất hoặc khối lượng nguyên liệu tương đương dùng để tạo ra lượng chất chiết xuất, tinh chất: nếu như tên chất chiết xuất, tinh chất từ các nguyên liệu tự nhiên ghi kèm tên hàng hóa.
(4) Ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng:
– Ghi theo thứ tự của gày, tháng, năm của năm dương lịch.
– Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số (với số chỉ năm được ghi bằng 4 chữ số).
– Ghi cùng một dòng số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian.
– Nếu như ghi tháng sản xuất: ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
– Nếu như ghi năm sản xuất: ghi theo năm dương lịch.
(5) Ghi nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa:
– Xuất xứ hàng hóa sẽ do cá nhân, tổ chức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định, và ghi xuất xứ hàng hóa của mình đảm bảo một cách trung thực, chính xác và khách quan. Việc này phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa cũng như cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
– Xuất xứ hàng hóa được ghi nhận bằng những cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa.
– Với những mặt hàng hóa không xác định được nơi xuất xứ: ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa, cách ghi như sau “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” + tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
Lưu ý: tên của nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.
(6) Thành phần, thành phần định lượng:
– Với tên thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa mục đích gây sự chú ý đối với hàng hóa: thành phần phải ghi định lượng.
– Với trường hợp nhãn hàng hóa có nhấn mạnh sự không có mặt hoặc không chứa hoặc không bổ sung một số thành phần thì được hiểu như sau:
+ Hàng hóa không chứa các thành phần cùng nhóm có tính chất hoặc công dụng tương tự với thành phần đó.
+ Thành phần đó không tồn tại trong hàng hóa và trong các nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa.
(7) Các thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo:
– Đối với thực phẩm ghi nhận giá trị dinh dưỡng: cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhận giá trị dinh dưỡng đó.
Trường hợp giá trị dinh dưỡng cụ thể: ghi nhận giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.
(8) Ghi nhận các nội dung khác trên nhãn hàng hóa:
– Thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có) trên nhãn hàng hóa.
– Những nội dung trên: đảm bảo không được trái với quy định của pháp luật; đảm bảo tính trung thực nhằm phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn.
3. Cần lưu ý gì khi ghi nhãn hàng hóa thực phẩm chức năng:
– Vị trí nhãn hàng hóa: đảm bảo theo đúng quy định.
– Kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn: Tổ chức, cá nhân tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá, kích thước của chữ số và thể hiện trên nhãn hàng hoá, tuy nhiên phải đáp ứng:
+ Đúng nội dung bắt buộc theo quy định.
+ Kích thước: đảm bảo đọc được bằng mắt thường.
– Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa; phải bắt buộc bằng tiếng Việt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết;
Nghị định số
THAM KHẢO THÊM: