Có thể nói, ngôn ngữ và đồng tiền sử dụng trong đấu thầu là một vấn đề cần lưu ý khi các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu. Bài viết dưới đây đi sâu trình bày về vấn đề: Quy định về đồng tiền và ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu.
Mục lục bài viết
1. Quy định về ngôn ngữ được sử dụng trong đấu thầu:
1.1. Khái quát chung về hoạt động đấu thầu:
Theo Đại từ điển tiếng Việt, thì đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt trong mua sắm hàng hóa và công trình xây dựng, người bán sẽ công bố giá để người mua lựa chọn. Còn theo Từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Khoa học xã hội, thì thuật ngữ đấu thầu xuất hiện sớm và được định nghĩa ràng, đấu thầu là tranh nhau làm một công trình kiến thiết, ai nhận với giá rẻ nhất thì được làm. Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp giải thích ràng, đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng một công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận thầu, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn nhà thầu có lợi nhất cho mình theo các điều kiện do mình đặt ra. Đây là các định nghĩa về khái niệm đấu thầu được sử dụng trong đời sống thường nhật theo nhận thức chung của xã hội. Vì thế có thể thấy, các định nghĩa này đã chỉ ra được những điểm cốt yếu của đấu thầu với tính chất là một công đoạn quan trọng trong hoạt động xây dựng hoặc mua bán hàng hóa hay dịch vụ.
Pháp luật về đấu thầu hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa như sau: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn hoặc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh và công bằng, minh bạch và đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế. Vì thế có thể thấy, đây là một khái niệm bao quát các yêu cầu cơ bản của hoạt động đấu thầu hiện nay ở Việt Nam, không còn xa lạ gì trong giới kinh doanh ở nước ta.
1.2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đấu thầu:
Theo quy định pháp luật về đấu thầu hiện hành của Việt Nam cụ thể là tại Điều 9 của văn bản hợp nhất Luật Đấu thầu năm 2022 có ghi nhận rằng, ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động đấu thầu là tiếng Việt (áp dụng đối với trường hợp đấu thầu trong nước), hoặc tiếng Việt và tiếng Anh (áp dụng đối với trường hợp đấu thầu quốc tế). Vì thế có thể thấy pháp luật về đấu thầu đã quy định rõ các loại ngôn ngữ được sử dụng trong đấu thầu, về cơ bản thì ưu tiên tiếng Việt bởi đây là ngôn ngữ gốc và là tiếng mẹ đẻ của Việt Nam, đồng thời bên cạnh đó quy định thêm tiếng Anh trong đủ thầu có yếu tố nước ngoài, bởi nhìn chung thì tiếng Anh là loại tiếng phổ thông và được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, theo quy định tại thông tư 06/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định về lựa chọn nhà đầu tư, ghi nhận về vấn đề ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ dự thầu của các chủ thể như sau:
+ Thứ nhất, đối với hồ sơ quốc tế: Hồ sơ dự thầu quốc tế cũng như tất cả các giấy tờ và tài liệu liên quan đến hồ sơ dự thầu quốc tế thì phải được sự trao đổi giữa nhà đầu tư với bên mời thầu. Trong trường hợp hồ sơ mời thầu quốc tế được viết bằng tiếng Anh thì hồ sơ dự thầu quốc tế cũng phải được ghi bằng tiếng Anh sao cho phù hợp với hồ sơ mời thầu, còn trong trường hợp hồ sơ mời thầu quốc tế được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì chủ đầu tư có thể lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Việt để lập hồ sơ dự thầu căn cứ vào nội dung mà hồ sơ mời thầu quốc tế đưa ra. Các tài liệu và giấy tờ bổ sung kèm theo hồ sơ dự thầu quốc tế có thể được viết bằng ngôn ngữ khác đồng thời phải kèm sang bản dịch bằng tiếng Anh, hồ sơ mời thầu quốc tế được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt thì chủ đầu tư sẽ được lựa chọn ngôn ngữ để lập hồ sơ dự thầu quốc tế. Trong trường hợp không có bản dịch thì bên lập hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà dự thầu bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với ngôn ngữ mà bên mời thầu đưa ra.
+ Thứ hai, đối với hồ sơ trong nước: Hồ sơ dự thầu trong nước cũng sẽ được trao đổi về mặt ngôn ngữ giữa nhà đầu tư với bên mời thầu về việc sử dụng ngôn ngữ nào sao cho phù hợp, nhưng thông thường thì sẽ được sử dụng bằng tiếng Việt bài hoạt động đấu thầu được diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của nước Việt Nam. Các tài liệu và giấy tờ kèm theo hồ sơ dự thầu trong nước sẽ được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt, có thể sử dụng ngôn ngữ khác nhưng phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch bằng tiếng Việt thì bên mời thầu sẽ yêu cầu bên nhà đầu tư gửi bổ sung bản dịch bằng tiếng Việt để phù hợp với quy định của pháp luật về ngôn ngữ đấu thầu trong nước.
2. Quy định về đồng tiền được sử dụng trong đấu thầu:
Căn cứ theo pháp luật về đấu thầu Việt Nam hiện hành cụ thể là tại Điều 10 của văn bản hợp nhất Luật Đấu thầu năm 2022, có quy định rõ ràng, đồng tiền được sử dụng trong hoạt động đấu thầu như sau:
+ Thứ nhất, đối với hoạt động đấu thầu trong nước. Thì các bên chủ thể, tức là chủ đầu tư và bên mời thầu, phải cần sử dụng đồng tiền đưa vào hoạt động đấu thầu là tiền Việt Nam đồng.
+ Thứ hai, đối với hoạt động đấu thầu quốc tế. Thì trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu quốc tế phải ghi nhận rõ về đồng tiền dự thầu mà các bên muốn sử dụng trong hoạt động đấu thầu, tuy nhiên đối với một hạng mục trong công việc cụ thể thì chỉ được phép chào thầu bằng một đồng tiền nhất định. Nếu như trường hợp bên mời thầu và bên dự thầu chào thầu bằng 2 hoặc 3 đồng tiền khác nhau, thì sẽ phải được quy đổi thành một đồng tiền nhất định, nếu như một trong các đồng tiền đó là tiền Việt Nam thì sẽ phải được quy đổi thành đồng Việt Nam. Đối với trường hợp chi phí trong nước liên quan đến thực hiện các hoạt động đấu thầu thì phải được trả thù bằng tiền đồng Việt Nam. Còn đối với trường hợp chi phí nước ngoài phát sinh liên quan đến quá trình đấu thầu thì phải được giao thầu bằng đồng tiền nước ngoài. Theo quy định tại … thì đồng tiền có thể được sử dụng trong hoạt động đấu thầu quốc tế bao gồm: VND, USD, EUR … trong trường hôm nay có sự xuất hiện của đồng Việt Nam vì thế tất cả sẽ được quy đổi về VND. Nếu như trong quá trình đấu thầu quốc tế được phép chào thu bằng ngoại tệ thì sẽ phải đặt ra yêu cầu cho các nhà đầu tư chứng minh được nội dung công việc sử dụng ngoại tệ và sơ bộ giá trị ngoại lệ tương ứng.
Tóm lại thì, về vấn đề đồng tiền được sử dụng trong hoạt động đấu thầu, có thể kết luận ràng, hoạt động đấu thầu trong nước thì chỉ được dùng đồng tiền Việt Nam đồng. Đối với hoạt động đấu thầu quốc tế thì chỉ được chào thầu bằng một loại tiền tệ, trong trường hợp có hai hoặc ba đồng tiền khác nhau thì phải được quy đổi thành Việt Nam đồng, với mỗi một hạng mục trong quá trình đấu thầu quốc tế thì chỉ được chào thầu bằng 1 đồng tiền duy nhất.
3. Có thể sử dụng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt và tiếng Anh trong đấu thầu không?
Như đã phân tích ở trên, căn cứ theo Điều 9 của văn bản hợp nhất Luật Đấu thầu năm 2022, thì có quy định về ngôn ngữ trong đấu thầu như sau: ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế. Như vậy, về nguyên tắc thì đối với đấu thầu trong nước phải sử dụng tiếng Việt, còn đấu thầu quốc tế được lựa chọn giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, không được thực hiện ngôn ngữ thứ ba (ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh và tiếng Việt). Hành vi sử dụng ngôn ngữ khác là trái với quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam.
Ngoài ra, vấn để bảo lãnh dự thầu cũng là một trong những vấn đề cần phải làm rõ liên quan đến ngôn ngữ đấu thầu. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Ngôn ngữ được sử dụng bảo lãnh dự thầu là ngôn ngữ nào? Cũng theo quy định trên, thì trong thư bảo lãnh dự thầu, còn tùy thuộc vào nhà thầu, chủ đầu tư mà ngôn ngữ sử dụng trong thư bảo lãnh khác nhau. Đối với đấu thầu trong nước thì thư bảo lãnh sẽ được sử dụng tiếng Việt. Còn ngược lại, đối với đấu thầu quốc tế thì ngôn ngữ sử dụng trong thư bảo lãnh có thể là tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Đấu thầu năm 2022;
– Thông tư 06/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định về lựa chọn nhà đầu tư.