Quy định về đối tượng đăng ký thuế? Quy định về đối tượng cấp mã số thuế? Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế tiếng Anh là gì?
Thuế là một trong những đối tượng cịu sự quản lý của nhà nước và thuế được xác định là một trong những nguồn thu lớn đối với ngân sách nhà nước của các quốc gia trên thế giới nói chung và của Nhà nước Việt Nam nói riêng. Cũng chính vì vậy mà những quy định liên quan đến việc nộp thuế là rất quan trọng. Tuy nhiên, tuy thuộc vào thu nhập và nền kinh tế của từng cá nhân và tổ chức khác nhau thì từ đó có thể nhận định đối tượng đó có thuộc đối tượng nộp thuế theo như quy định hay không. Vậy pháp luật Việt Nam vè thuế đã quy định về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về đối tượng đăng ký thuế
Thuế theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 được nhận định đó chính là khoản nộp ngân sách Nhà nước bắt buộc, theo đó mỗi cá nhân, tổ chức đều có nghĩa vụ nộp thuế. Mỗi cá nhân, tổ chức để thực hiện nộp thuế việc đầu tiên cần làm theo như quy định của pháp luật Thuế Việt Nam hiện hành đó chính là đăng ký thuế. Vậy theo quy định của pháp luật thì những đối tượng nào phải đăng ký thuế? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua nội dung sau đây.
Cho đến thời điểm hiện tại theo như sự tìm hiểu của tác giả thì định nghĩa chi tiết về “đăng ký thuế” chưa có văn bản nào nêu ra. Những dựa trên những hoạt động thực tế về đăng ký thuế thì có thể hiểu một cách đơn giản nhất về đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế các thông tin cơ bản để định danh nhằm phân biệt người nộp thuế này với người nộp thuế khác. Bên cạnh đó thì đối với cá nhân thì đăng ký thuế là việc cung cấp tên, tuổi, giới tình, địa chỉ, nghề nghiệp,… cho cơ quan thuế. Đối với doanh nghiệp thì là những thông tin về tên tổ chức, trụ sở, ngành nghề kinh doanh,…
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế năm 2019, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Theo đó đối tượng phải đăng ký thuế bao gồm:
“1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”
Như vậy, theo như quy định mà tác giả vừa nêu ra ở trên thì có hai nhóm đối tượng mà Luật quản lý thuế năm 2019 quy định phải đăng ký thuế.
Thứ nhất, đối tượng đăng ký thuế theo cơ chế một của liên thông
Cơ chế một cửa liên thông được giải thích tại khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
“2. Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.”
Như vậy, có thể thấy rằng những đối tượng phải đăng ký thuế theo cơ chế này được quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế năm 2019 là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, đối tượng đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế:
Trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2021 của Bộ Tài chính, theo đó có các đối tượng đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế bao gồm các đối tượng sau:
– Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Tổ chức khác được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
– Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài. Đây là tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài hành nghề kinh doanh độc lập tại Việt Nam và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam, phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Nhà cung cấp ở nước ngoài: không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay.
– Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).
– Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
– Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.
– Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Việc đăng ký thuế bao gồm: đăng ký thuế lần đầu; thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế; thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh; chấm dứt hiệu lực mã số thuế; khôi phục mã số thuế.
2. Quy định về đối tượng cấp mã số thuế
Bên cạnh việc pháp luật có quy định về đối tượng nộp thuế thì pháp luật này còn có quy định về vấn đề sau khi người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế. Và việc cấp mã số thuế được pháp luật quy định với nội dung như sau:
Người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế theo quy định tại Điều 21 của Luật quản lý thuế. Cụ thể:
– Tổ chức kinh tế và tổ chức khác được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5
– Cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời cũng là mã số thuế của cá nhân khi cá nhân phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
– Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
– Mã số thuế của tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng cho, thừa kế được giữ nguyên.
– Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân là đại diện hộ kinh doanh. Khi đại diện hộ kinh doanh chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh được cấp mã số thuế theo mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh mới. Trường hợp hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh được sử dụng là mã số thuế của cá nhân đó.
– Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh khi thay đổi đại diện hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế để cấp lại mã số thuế. Trường hợp đại diện hộ kinh doanh mới đã được cấp mã số thuế cá nhân thì sử dụng mã số thuế đó.
– Mã số thuế 10 số được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật (sau đây gọi là “Đơn vị độc lập”); đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Thông tư 95/2016/TT-BTC trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC.
– Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Sau đây gọi chung là “đơn vị trực thuộc”. Đơn vị có “đơn vị trực thuộc” được gọi là “đơn vị chủ quản” trong Thông tư 95/2016/TT-BTC.
– Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định dầu khí theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC.
– Các địa điểm kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh trong trường hợp các địa điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp huyện nhưng khác địa bàn cấp xã.
3. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế tiếng Anh là gì?
Đối tượng đăng ký thuế tiếng Anh là: Tax registrants.
Đối tượng cấp mã số thuế tiếng anh là: Tax code issuer.