Tình trạng nội dung độc hại và tiêu cực trên cộng đồng mạng xã hội sẽ được giải quyết tốt hơn nếu như áp dụng cơ chế định danh tài khoản của người dùng mạng xã hội. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề định danh người dùng mạng xã hội ở Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Quy định về định danh người dùng mạng xã hội ở Việt Nam:
Trong những năm vừa qua, nền tảng mạng xã hội luôn luôn phát triển mạnh mẽ ở trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của các chuyên gia, số lượng người dùng tham gia mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay rất lớn, có thể lên tới 80.000.000 người, tức là chiếm hơn 70% dân số của Việt Nam. Việt Nam từ trước đến nay được xem là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về số lượng người dân sử dụng internet và Việt Nam cũng là một trong top 10 nước có số lượng người dùng mạng xã hội cao nhất thế giới, trong đó số lượng thanh thiếu niên là chủ yếu. Thậm chí, theo kết quả điều tra của một số chuyên gia cũng cho thấy, bộ phận không nhỏ người trẻ Việt Nam đang bị phụ thuộc vào internet và mạng xã hội.
Thực tế, chúng ta không thể phủ nhận đi những lợi ích to lớn mà mạng xã hội mang lại, mạng xã hội có thể giúp cho đời sống của con người trở nên hiện đại hơn, con người phát triển và thông minh hơn, làm cho con người dễ dàng gắn kết với nhau, mạng xã hội cũng được xem là kho tàng tri thức cung cấp kiến thức lớn cho nhân loại. Mạng xã hội cung cấp rất nhiều tiện ích và cung cấp nhiều thông tin, hướng dẫn mọi người thực hành các hoạt động cần thiết trong cuộc sống. Đồng thời mạng xã hội cũng tăng sự đồng cảm, tăng sự quan tâm đối với người khác thông qua hành động chia sẻ, bày tỏ cảm xúc của bản thân đối với hình ảnh, bài viết hoặc các chia sẻ của người thân. Thông qua mạng xã hội, con người có nhu cầu tìm kiếm sự chia sẻ, an ủi động viên của người khác bằng cách thường xuyên cập nhật trạng thái và cảm xúc của mình. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích kể trên, mạng xã hội cũng tồn tại nhiều tiêu cực, có nhiều nội dung độc hại và chiêu trò lừa đảo. Nhiều người sử dụng mạng xã hội đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo về cả thể chất và tinh thần, vì vậy quản lý thông tin trên mạng xã hội là một trong những vấn đề quan trọng.
Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và Truyền thông đã đưa ra đề xuất về vấn đề xác thực tài khoản người dùng, xác thực tên và số điện thoại của người dùng thì mới được phép viết bài và bình luận, livestream trên nền tảng mạng xã hội. Đề xuất này hiện nay đang được nằm trong Dự thảo thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Dự thảo thay thế
-
Thực hiện thủ tục đăng ký, lưu giữ thông tin cá nhân của thành viên, trong đó bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, ngày cấp và nơi cấp giấy tờ tùy thân, số điện thoại di động tại Việt Nam, địa chỉ thư điện tử. Trong trường hợp người sử dụng internet trong độ tuổi dưới 14 tuổi và đồng thời chưa có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, số điện thoại di động tại Việt Nam thì người giám hộ hợp pháp sẽ quyết định về việc đăng ký thông tin cá nhân của người giám hộ thay thế cho người dùng internet, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình đăng ký đó;
-
Thực hiện thủ tục xác thực người dùng mạng xã hội bằng số điện thoại di động trước khi đăng ký tài khoản;
-
Ngăn chặn và loại bỏ thông tin vi phạm quy định của pháp luật về an ninh mạng, quy định về sở hữu trí tuệ khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Thiết lập đầy đủ cơ chế cảnh báo thành viên khi đăng thông tin có nội dung vi phạm.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 27/2018/NĐ-CP), có quy định về chính sách phát triển và quản lý thông tin trên mạng xã hội. Theo đó, mạng xã hội tại Việt Nam được quản lý theo các chính sách như sau:
-
Thúc đẩy quá trình sử dụng internet để phục vụ cho hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo điều kiện việc làm và nâng cao chất lượng đời sống;
-
Khuyến khích phát triển các nội dung tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt trên nền tảng mạng xã hội. Đẩy mạnh quá trình cung cấp thông tin lành mạnh và hữu ích trên mạng xã hội;
-
Phát triển internet đến trường học, bệnh viện, phạm vi nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, điểm truy cập internet cộng đồng và hộ gia đình. Luôn luôn chú trọng đến việc phổ biến dịch vụ internet tại nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;
-
Ngăn chặn những hành vi lợi dụng mạng internet để gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an ninh trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam và thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật khác, áp dụng nhiều biện pháp phù hợp để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của internet;
-
Đảm bảo chỉ những thông tin hợp pháp phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam mới được tuyên truyền trên internet, bao gồm cả trường hợp tiền chuyển qua biên giới;
-
Khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để sử dụng internet rộng rãi trên mọi miền quốc gia, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tôn trọng chủ quyền và bình đẳng của các quốc gia, hợp tác dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và phù hợp với nội dung trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tóm lại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay đang định hướng tất cả các chủ tài khoản trên mạng xã hội là cá nhân hay tổ chức đều phải thực hiện nghĩa vụ định danh, thông qua quá trình cung cấp thông tin cần thiết như tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, số giấy tờ tùy thân để chứng minh danh tính của mình. Hoạt động này được áp dụng cho tất cả các mạng xã hội trong nước, trong đó bao gồm facebook, youtube … và các nền tảng mạng xã hội khác. Các tài khoản mạng xã hội không định danh sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm khác nhau.
Định danh tài khoản mạng xã hội đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và tìm nhiều giải pháp phù hợp để thực hiện. Định danh người dùng trên mạng xã hội hướng tới mục tiêu loại bỏ các tài khoản ảo, tuy nhiên quá trình định danh không đơn giản. Để thực hiện hiệu quả công tác định danh tài khoản trên mạng xã hội nói chung và tại Việt Nam nói riêng thì cần phải có sự phối hợp đồng nhất từ nhiều phía cơ quan/ban ngành khác nhau. Các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng giải pháp công nghệ để giám sát thực hiện và xử lý sai phạm, đưa ra biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn an ninh thông tin của cá nhân, hướng tới mục tiêu ngăn chặn hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Song song với đó là quá trình thực hiện trách nhiệm của các đơn vị cung cấp nền tảng xuyên biên giới, ý thức của người dùng mạng xã hội là một trong những nhân tố không thể thiếu.
2. Những khó khăn khi định danh người dùng mạng xã hội ở Việt Nam:
Mặc dù định danh người dùng mạng xã hội tại Việt Nam là một trong những vấn đề cần thiết, học hỏi kinh nghiệm và thành quả từ các quốc gia phát triển trên thế giới, tuy nhiên quá trình định danh không đơn giản. Do các nền tảng mạng xã hội thông thường đều hoạt động xuyên biên giới, vì vậy việc áp dụng sẽ gặp phải nhiều thách thức. Người dân hiện nay cũng đang có nhu cầu ẩn danh để trao đổi và tương tác với người khác, không phải trong bất kỳ giao dịch nào thì công dân cũng có nhu cầu công khai danh tính của mình. Vì vậy việc xóa bỏ danh tính là một điều vô cùng khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều cơ quan ban ngành khác nhau, đặc biệt là người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nhiều nền tảng định danh thông qua một tài khoản dịch vụ trung gian, ví dụ như tài khoản facebook thông thường sẽ được lập thông qua email của Google … và một số ứng dụng được lập thông qua số điện thoại cá nhân tuy nhiên tình trạng sim không chính chủ vẫn đang tồn tại rất nhiều. Với thực trạng này, chỉ cần một trong chuỗi nền tảng liên quan không tuân thủ yêu cầu thì tính định danh cũng sẽ bị phá vỡ, vì vậy quy trình định danh người dùng mạng xã hội cần phải đòi hỏi tính đồng bộ và thống nhất cao. Xác minh danh tính đồng nghĩa với việc người dùng phải gửi thông tin liên quan đến cá nhân cho các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc này dễ dàng phát sinh nguy cơ để lộ thông tin dữ liệu của người tiêu dùng, các đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng vào tình trạng đó để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP, có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet. Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet cần phải có các quyền và nghĩa vụ như sau:
-
Gửi thông báo chính thức cung cấp dịch vụ internet tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục viễn thông thuộc Bộ thông tin và Truyền thông trước khi chính thức cung cấp dịch vụ internet trên thực tế theo quy định của Bộ thông tin và Truyền thông;
-
Thực hiện hoạt động đăng ký hợp đồng đại lý internet theo mẫu, hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ internet với cơ quan có thẩm quyền đó là Cục viễn thông thuộc Bộ thông tin và Truyền thông để thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: