Theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP, trong một số trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện sẽ bị đình chỉ hoạt động. Dưới đây là các quy định về đình chỉ có thời hạn quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về đình chỉ có thời hạn quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
- 2 2. Trong quá trình đình chỉ, quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã khắc phục được sai phạm, muốn hoạt động trở lại xử lý thế nào?
- 3 3. Xử lý tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện khi đình chỉnh quỹ có thời hạn như thế nào?
- 4 4. Mẫu đơn đề nghị cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện được hoạt động trở lại:
1. Quy định về đình chỉ có thời hạn quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
Căn cứ khoản 1 Điều 40 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP quy định những trường hợp sau quỹ xã hội, quỹ từ thiện sẽ bị đình chỉ hoạt động:
– Quỹ hoạt động sai mục đích, không đúng điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
– Có mẫu thuẫn nội bộ nghiêm trọng không tự giải quyết được.
– Trong quá trình tổ chức, hoạt động quỹ có vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự.
– Xảy ra các vi phạm quy định của Nhà nước về lĩnh vực quản lý tài sản, tài chính.
– Có hành vi sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ.
– Thực hiện tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong điều lệ.
– Quỹ không hoạt động trong thời hạn 06 tháng liên tục.
– Quỹ không thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính hàng năm, có văn bản đôn đốc nhưng quá thời gian 30 ngày tính từ ngày nhận được văn bản thông báo vẫn không khắc phục.
– Khi có thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc quỹ mà không báo cáo.
Trình tự đình chỉ hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ trong vòng 15 ngày làm việc, tính từ ngày có kết luận sai phạm tại quỹ theo quy định.
– Ngoài việc bị đình chỉ hoạt động như trên, quỹ còn bị xử phạt vi phạm hành chính, ngoài ra phải bồi thường thiệt hại nếu gây ra thiệt hại; đồng thời những người có trách nhiệm quản lý quỹ cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.
Theo đó, thẩm quyền đình chỉ hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện như sau:
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ: cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Thực hiện cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
2. Trong quá trình đình chỉ, quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã khắc phục được sai phạm, muốn hoạt động trở lại xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 40 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP, trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện khắc phục được những sai phạm trong thời hạn đình chỉ quỹ thì có quyền nộp hồ sơ yêu cầu được hoạt động lại.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị được hoạt động trở lại của quỹ.
– Báo cáo của Hội đồng quản lý quỹ và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, quỹ sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền gồm:
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ: cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Thực hiện cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cho phép quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoạt động trở lại. Thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp cơ quan nhà nước không đồng ý cho phép quỹ hoạt động trở lại thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: trường hợp quỹ không khắc phục được các sai sót nếu hết thời hạn tạm đình chỉ thì sẽ kéo dài thời hạn tạm đình chỉnh thêm 01 tháng. Nếu quá thời hạn kéo dài trên kia, quỹ vẫn không khắc phục được các sai phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định giải thể quỹ.
3. Xử lý tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện khi đình chỉnh quỹ có thời hạn như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP, nếu như quỹ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì xử lý tài sản của quỹ như sau:
– Toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được kiểm kê và giữ nguyên hiện trạng tài sản.
– Quỹ chỉ được chi các khoản có tính chất thường xuyên cho bộ máy hoạt động đến khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian bị đình chỉ.
4. Mẫu đơn đề nghị cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện được hoạt động trở lại:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Quỹ …1… được hoạt động trở lại
Kính gửi: …2…
Ngày … tháng … năm …, …2… đã có Quyết định số … ngày… về việc đình chỉ hoạt động 06 tháng đối với Quỹ…1… Đến nay, Quỹ đã khắc phục được các sai phạm dẫn đến Quỹ bị đình chỉ hoạt động. Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐ- CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và quy định của pháp luật có liên quan; Hội đồng quản lý Quỹ xin báo cáo như sau:
1. Tóm tắt nội dung sai phạm và kết quả khắc phục các sai phạm của Quỹ……….
2. Hồ sơ gửi kèm theo đơn này gồm: 3……….
3. Các tài liệu kèm theo (nếu có)
Thông tin khi cần liên hệ: ……
Họ và tên: ………
Địa chỉ liên lạc: ……
Số điện thoại: ………
Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị …2… xem xét, quyết định cho phép Quỹ …1… được hoạt động trở lại./.
Nơi nhận: | …4…, ngày … tháng … năm 20… |
Hướng dẫn viết đơn:
1 – Tên quỹ đề nghị.
2 – Tên cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ.
3 – Đảm bảo đầy đủ theo quy định.
4 – Địa danh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Thông tư số 04/2020/TT-BNV quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.