Quy định về điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh? Thủ tục bảo hộ bí mật kinh doanh?
Hiện nay các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trên thị trường với hàng hóa và dịch vụ khác nhau, mỗi doanh nghiệp đều có những yếu tố riêng để hoạt động của doanh nghiệp đó có thể phát triển tốt nhất. Với tầm quan trọng của những thông tin bí mật trong đầu tư kinh doanh thì pháp luật đã đề ra quy định bảo hộ bí mật kinh doanh. Vậy điều kiện và thủ tục bảo hộ bí mật kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
1. Quy định về điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư!
Tôi có một vài thắc mắc mong nhận được sự giải đáp của luật sư. Tôi dự định kinh doanh nhưng không hiểu trong kinh doanh có quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh. Vậy tôi muốn hỏi bí mật kinh doanh là gì? Bí mật kinh doanh cần có những điều kiện nào để được bảo hộ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 23 Điều 4
Như vậy nếu những thông tin mà bạn dự định để được bảo hộ bí mật kinh doanh phải là những thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộ lộ và quan trọng là đối với hoạt động kinh doanh cần phải có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Bí mật kinh doanh là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, nên điều kiện để bí mật kinh doanh được bảo hộ theo quy định của pháp luật đó là:
Căn cứ theo quy định tại Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. ( Luật sở hữu trí tuệ)
Thứ nhất, không phải là hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được. Đây có thể coi là điều kiện về tính sáng tạo của bí mật kinh doanh. Tri thức, thông tin chỉ được bảo hộ là bí mật kih doanh nếu nó là thành quả của một quá trình đầu tư tài chính và trí tuệ của chủ sở hữu.
Thứ hai, có giá trị thương mại. Tri thức, thông tin được bảo hộ là bí mật kinh doanh nếu nó tạo ra cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. Để có được bí mật kinh doanh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để thu thập, phát triển, bảo mật bí mật kinh doanh và đổi lại, bí mật kinh doanh tạo ra những giá trị kinh tế độc lập cho người nắm giữ nó.
Thứ ba, tính bảo mật. Bí mật kinh doanh phải được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Để được bảo hộ là bí mật kinh doanh , một trong những điều kiện quan trọng là thông tin còn được tồn tại trong tình trạng bí mật. Một thông tin cũng được coi là có tính bí mật nếu như chỉ có một phạm vi hạn chế những người trực tiếp sử dụng thông tin đó trong doanh nghiệp biết được thông tin và có trách nhiệm giữ bí mật.
Theo quy định của pháp luật, bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Vì vậy nếu bí mật kinh doanh của bạn là do bạn có được một cách hợp pháp, đáp ứng đủ điều kiện để được bảo hộ và bạn có những chính sách để bảo mật thì bí mật kinh doanh của bạn được bảo hộ mà không cần đăng ký.
Đồng thời Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh tại Điều 85 như sau:
Điều 85. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Vì vậy để được bảo hộ với bí mật kinh doanh phải là bí mật kinh doanh theo quy định và đáp ứng được những điều kiện chung để bảo hộ đồng thời không thuộc những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh.
2. Thủ tục bảo hộ bí mật kinh doanh
Bao gồm hai cách thức bảo hộ bí mật kinh doanh:
Thứ nhất, bảo hộ tự động.
Thứ hai, bảo hộ thông qua đăng ký sáng chế. Đối với cách thức này sẽ trải qua các bước sau:
a)Tổ chức, cá nhân nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập;
b)Cục tiếp nhận, kiểm tra đơn.
Trường hợp đơn có đủ các tài liệu tối thiểu thì tiếp nhận đơn, trao bản tờ khai cho người nộp đơn.
Trường hợp đơn thiếu một trong các tài liệu tối thiểu thì cán bộ nhận đơn từ chối tiếp nhận đơn hoặc gửi
c)Cục thẩm định hình thức đơn
Đơn được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn. Trường hợp đơn hợp lệ, Cục ra
Đối với đơn chưa hợp lệ:
+ Cục gửi thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.
+ Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối thì Cục ra thông báo từ chối chấp nhận đơn và hoàn trả các khoản phí, lệ phí theo quy định
d)Cục công bố đơn hợp lệ
Đơn hợp lệ được Cục công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.
e) Cục thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (khi có yêu cầu)
Người có yêu cầu nộp phí, lệ phí theo quy định. Tùy từng trường hợp, Cục ra một trong các thông báo sau: Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ; Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
f) Cấp Bằng độc quyền sáng chế
Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; Nếu đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ thực hiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Khoản 1 Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm những hồ sơ sau:
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
+ Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này
+ Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí
Như vậy để có thể tiến hành bảo hộ bí mật kinh doanh đối với quyền sở hữu công nghiệp nhầm bảo vệ bí mật kinh doanh của cá nhân tổ chức đó, bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Để có thể bảo vệ bí mật kinh doanh cần phải thực hiện theo quy địnhc ủa pháp luật về trình tự thủ tục tiến hành đăng kí bảo hộ bí mật kinh doanh.
Kết luận: dựa trên những điều chúng tôi đã phân tích như trên có thể thấy được các giá trị của bí mật. Bản chất của hoạt động kinh doanh là nhằm mục đích sinh lời, chính vì thế các thông tin phải có giá trị. Các thông tin có giá trị tạo lợi thế cho chủ sở hữu khi tham gia hoạt động kinh doanh. Được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: công thức chế tạo món ăn, thông tin đầu tư dài hạn,… và chính vì khả năng áp dụng của thông tin. Vì các bí mật trong hoạt động kinh doanh áp dụng để tiến hành tạo ra các giá trị sinh lời và ưu thế. Chính vì thế nếu bí mật trong kinh doanh không có khả năng áp dụng thì không có giá trị về mặt thực tế nên việc bảo vệ bí mật kinh doanh rất quan trọng và cần thiết.
Trên đây là thông tin do