Quy định về điều kiện kinh doanh, mua bán vận chuyển than? Quy định về điều kiện, thủ tục xuất khẩu than?
Hiện nay, việc khai thác và kinh doanh than diễn ra rất phổ biến. Nhằm mục đích tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và đáp ứng đủ, ổn định dài hạn than cho các nhà máy nhiệt điện than phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước trong thời gian tới, Nhà nước ta đã ban hành các quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh, mua bán vận chuyển than. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về điều kiện kinh doanh, mua bán vận chuyển than.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về điều kiện kinh doanh, mua bán vận chuyển than:
1.1. Thế nào là than hợp pháp:
Than: bao gồm tất cả các loại than hóa thạch và than có nguồn gốc hóa thạch dưới dạng nguyên khai hoặc đã qua chế biến. Than chỉ được coi là có nguồn gốc hợp pháp khi:
– Than chỉ được coi là có nguồn gốc hợp pháp khi được khai thác hoặc tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, còn hiệu lực.
– Than chỉ được coi là có nguồn gốc hợp pháp khi được nhập khẩu hợp pháp.
– Than chỉ được coi là có nguồn gốc hợp pháp khi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
– Than chỉ được coi là có nguồn gốc hợp pháp khi được chế biến theo Giấy chứng nhận đầu tư chế biến than tại cơ sở chế biến có Hợp đồng mua than ký trực tiếp với doanh nghiệp có nguồn than được khai thác, được nhập khẩu hợp pháp.
Hình thức thể hiện sự hợp pháp: Tờ khai hàng hóa than nhập khẩu có xác nhận của hải quan cửa khẩu hoặc hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, phiếu xuất kho, biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đầu giá.
Than được kinh doanh dưới các hình thức: Mua bán nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, vận tải, tàng trữ, đại lý.
Như vậy, than được coi hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện về nguồn gốc được quy định cụ thể bên trên. Nếu than không có nguồn gốc từ các nguồn trên thì sẽ bị kiểm tra, xử lý và thu giữ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
1.2. Quy định về điều kiện kinh doanh than:
Căn cứ Điều 4
– Chủ thể kinh doanh:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo
+ Để kinh doanh than thì củ thể kinh doanh cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh than – mới được phép kinh doanh than.
– Sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ hoạt động kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành.
– Phương tiện vận tải phải có trang bị che chắn chống gây bụi, rơi vãi, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông.
– Địa điểm, vị trí các cảng và bến xuất than, nhận than phải phù hợp với quy hoạch bến cảng của địa phương, có kho chứa than, có trang thiết bị bốc rót lên phương tiện vận tải đảm bảo an toàn, có biện pháp bảo vệ môi trường.
– Kho trữ than, trạm, cửa hàng kinh doanh than phải có ô chứa riêng biệt để chứa từng loại than khác nhau; vị trí đặt phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm các yêu cầu về môi trường, trật tự an toàn giao thông theo quy định hiện hành. Đối với than tự cháy phải có biện pháp, phương tiện phòng cháy – chữa cháy được cơ quan phòng cháy – chữa cháy địa phương kiểm tra và cấp phép.
– Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán than, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kinh doanh than phải có chứng chỉ hành nghề được cấp theo các quy định hiện hành.
– Kinh doanh than có nguồn gốc hợp pháp.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng:
Quy định về điều kiện kinh doanh than được quy định tại Điều 4
1.3. Thẩm quyền cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh than:
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh than theo quy định của pháp luật hiện nay là Bộ công thương có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh than cho doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề này.
1.4. Thẩm quyền của cơ quan cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh than:
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh than theo quy định của pháp luật hiện nay là Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh than xin cấp phép đăng ký kinh doanh đặt trụ sở.
1.5. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh than:
Khi tiến hành kinh doanh than thì các cá nhân hoặc tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh than đá có ghi ngành nghề kinh doanh than theo đúng quy định.
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu đăng ký mở công ty.
– Danh sách thành viên cổ đông góp vốn.
– Điều lệ công ty.
– Giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân của những thành viên góp vốn vào công ty
– Giấy tờ chứng minh số vốn của những thành viên góp vốn.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh than thì cần phải có đủ các loại giấy tờ, tài liệu được nêu cụ thể bên trên. Các loại tài liệu, giấy tờ này về cơ bản giống như thành lập một doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác.
2. Quy định về điều kiện, thủ tục xuất khẩu than:
2.1. Điều kiện xuất khẩu than:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2013/TT-BTC của Bộ Công thương quy định về xuất khẩu than có nội dung cụ thể như sau:
– Than chỉ được phép xuất khẩu khi đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
– Than chỉ được phép xuất khẩu khi có nguồn gốc hợp pháp như quy định tại
– Than chỉ được phép xuất khẩu khi đáp ứng các quy định khác (nếu có) theo sự điều hành của Chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu từng thời kỳ.
Như vậy, than được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện cụ thể được nêu trên.
2.2. Quy trình thủ tục xuất khẩu than:
Căn cứ quy định tại Điều 5
“1. Doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu than, ngoài các chứng từ theo quy định của Hải quan, cần phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
a) Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô than xuất khẩu, do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.
b) Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu.
2. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của than xuất khẩu gồm:
a) Đối với doanh nghiệp khai thác than: Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
b) Đối với doanh nghiệp chế biến than: Giấy chứng nhận đầu tư cơ sở chế biến than và Hợp đồng mua than có nguồn gốc hợp pháp để chế biến.
c) Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu than: Hợp đồng mua bán kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng ủy thác xuất khẩu than ký với doanh nghiệp nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản này; hoặc chứng từ hợp lệ mua than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại”
Như vậy, về thủ tục xuất khẩu than, theo
Bộ Công Thương còn đưa ra quy định, doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu than, ngoài các chứng từ theo quy định của Hải quan, cần phải xuất trình phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô than xuất khẩu, do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp và hồ sơ chứng minh nguồn gốc của than xuất khẩu.
Trong quá trình các doanh nghiệp xuất khẩu than làm thủ tục thông quan, nếu có cơ sở nghi vấn lô hàng than xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, Hải quan cửa khẩu có quyền cho thông quan, đồng thời, tiến hành lập Biên bản và lấy lại mẫu than để kiểm tra. Bộ Công Thương còn nêu rõ, việc kiểm tra phải do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp khi kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn là có cơ sở thì doanh nghiệp xuất khẩu phải bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành và chịu các chi phí thử nghiệm. Còn trong trường hợp khi kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm sẽ do Hải quan cửa khẩu chịu theo đúng quy định.