Quy định về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự và quyền lợi bị xâm phạm.
Quy định về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự và quyền lợi bị xâm phạm.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Thu Hương Xin hỏi công ty luật 1- quy định về điều kiện khởi kiện vụ việc dân sư( tranh chấp dân sự) được quy định ở văn bản luật( văn bản pháp lý nào) 2- trong vụ kiện được toà án thụ lý về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất. Khi khởi kiện nguyên đơn có xác định rõ hộ khẩu của bị đơn.( có xác nhận của công an phường là bị đơn có hộ khẩu tại địa chỉ ghi trong đơn. Quá trình tguj lý vụ án toà án mời bị đơn không có mặt,công an phường xác nhận bị đơn bỏ đi khỏi địa phương ko biết đi đâu. Toà án dùng điểm d điều 168 bọ luật tố tụng dân sự. Đình chỉ vụ án. Vậy toà có đúng không. Xin cảm ơn.?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
2. Luật sư tư vấn:
1. Để khởi kiện vụ việc dân sự thì cần phải đáp ứng 3 điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể khởi kiện. Theo Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định:
"Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự cần phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm. Đối với cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đai diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án, tổ chức cũng có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để tiến hành khởi kiện…
Thứ hai, điều kiện về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án được quy định tại các Điều 25, 27, 29, 33, 34, 35, 36 bao gồm thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thứ ba, điều kiện về thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật dân sự 2005 riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng yêu cầu thời hiệu khởi kiện. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự 2004:
"3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:
a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;
b) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khi Tòa án yêu cầu mà bị đơn không có mặt có xác nhận của cơ quan công an xác nhận bị đơn đã rời khỏi nơi cư trú. Tòa án áp dụng điểm d khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 là sai. Thứ nhất điểm này chỉ áp dụng với trường hợp khi nguyên đơn không có mặt làm thủ tục thụ lý vụ án chứ không phải bị đơn, thứ 2 điều này là căn cứ để trả lại đơn khởi kiện chứ không phải là căn cứ để định chỉ vụ án. Căn cứ để đình chỉ vụ án phải theo Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Trong trường hợp này nếu bị đơn vắng mặt thì căn cứ quy định tại Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 để giải quyết:
"1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ."