Quy định của pháp luật về hồ sơ đăng ký kết hôn? Bố mẹ không cho đăng ký kết hôn có được làm thủ tục đăng ký kết hôn? Điều kiện về sức khỏe khi đăng ký kết hôn? Điều kiện về độ tuổi khi đăng ký kết hôn?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
+ Về điều kiện kết hôn:
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
Luật sư tư vấn điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn:1900.6568
– Điều kiện về độ tuổi kết hôn:
Độ tuổi là thước đo cho sự phát triển của con người, đảm bảo khả năng họ có thể thực hiện sứ mạng của mình là xây dựng gia đình và phát triển xã hội. Tuổi kết hôn được hiểu là tuổi mà một người được phép lấy chồng/vợ cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác. Độ tuổi kết hôn không chỉ căn cứ vào khả năng sinh sản của nam, nữ mà còn đảm bảo cho việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đồng thời đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ, có thể phát triển tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Độ tuổi kết hôn ở các quốc gia được quy định khác nhau. Tại Việt Nam, độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình mới nhất là từ đủ 20 tuổi đối với nam và từ đủ 18 tuổi đối với nữ. Quy định này được hiểu là nam, nữ đủ điều kiện kết hôn từ sau sinh nhật lần thứ 20 với nam và lần thứ 18 với nữ. Đây là một quy định có sự tiến bộ so với
– Điều kiện về sự tự nguyện của nam, nữ trong kết hôn:
Tự nguyện của nam, nữ trong kết hôn được hiểu là mong muốn xuất phát từ ý chí của cả hai, tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí muốn trở thành vợ chồng. Kết hôn phải dựa trên ý chí của nam, nữ mà không bị tác động bởi bất cứ người nào khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Hai bên nam nữ mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thương giữa họ và nhằm mục đích là cùng nhau xây dựng gia đình. Sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai người. Sự tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Sự tự nguyện trong kết hôn thường được thể hiện ở việc cùng nhau đi đăng ký kết hôn.
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự:
Người bị mất năng lực là một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.
Pháp luật cấm không cho họ kết hôn là hoàn toàn hợp lý, bởi:
+ Những người bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận biết, điều khiển hành vi nên họ không thể thực hiện được nghĩa vụ với vợ, chồng và đối với các con; không thể thực hiện trách nhiệm của mình trong gia đình.
+ Khi họ bị mất năng lực hành vi dân sự cũng không thể biết được nguyện vọng thật sự của họ, khó xác định cuộc hôn nhân dựa trên tinh thần tự nguyện.
+ Dựa trên căn cứ khoa học thì bệnh tâm thần là loại bệnh có tính di truyền nên các nhà làm luật cũng cho rằng, cần phải có quy định cấm những người mắc bệnh này kết hôn để đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, bảo đảm cho nòi giống được phát triển tốt và bảo đảm cho hạnh phúc gia đình.
– Việc kết hôn phải không thuộc các trường hợp sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Đặc biệt, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
+ Về thủ tục đăng ký kết hôn:
Hôn nhân được cho là hợp pháp khi nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch. Thủ tục đăng ký kết hôn trong nước thực hiện như sau:
– Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải nộp Tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan có thẩm quyền và xuất trình CMND
+ Trong trường hợp một người cư trú tại xã/phường/thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã/phường/thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
+ Trong trường hợp đăng ký kết hôn có người đang trong thời hạn công tác/học tập/ lao động ở nước ngoài về nước làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
+ Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng
– Hồ sơ nộp khi đi đăng ký kết hôn gồm:
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy chứng nhận độc thân)
+ Tờ khai đăng ký kết hôn
+ Bản chính chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của nam, nữ
+ Bản chính giấy tờ về hộ khẩu của hai bên
– Nơi đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nam/nữ cư trú.
– Ngay sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
1. Không có sổ hộ khẩu bản chính có được đăng ký kết hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em và người yêu đã yêu nhau gần hai năm nay nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía gia đình em. Em muốn đăng kí kết hôn với bạn trai một cách tự do và có bản sao công chứng sổ hộ khẩu chưa quá 6 tháng nhưng tại cơ sở phường xã của em yêu cầu cần trình bản chính. Vậy em có cách nào có thể đăng ký kết hôn hợp pháp với người yêu em không?
Luật sư tư vấn:
1. Về điều kiện đăng ký kết hôn
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Các trường hợp cấm kết hôn bao gồm:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, nếu hai bạn đáp ứng đủ những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì hai bạn có quyền kết hôn.
2. Thủ tục đăng ký kết hôn
Điều 18 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đăng ký kết hôn cần những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu)
– Xuất trình Giấy chứng minh thư nhân dân
– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú đối với người không đăng ký kết hôn tại nơi người đó đang cư trú.
– Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Ngoài ra bạn cần xuất trình bản chính sổ hộ khẩu để cán bộ Tư pháp hộ tích xác nhận được việc bạn có cư trú tại nơi đó và việc hộ làm thủ tục đăng ký kết hôn cho bạn là đúng thẩm quyền.
Như vậy, khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, bạn bắt buộc phải xuất trình bản chính sổ hộ khẩu để cán bộ Tư pháp có thể xác định việc bạn có cư trú tại nơi đó không và đảm bảo việc cán bộ Tư pháp tiến hành thủ tục đó là đúng thẩm quyền.
2. Quy định của pháp luật về hồ sơ đăng ký kết hôn
Luật sư cho tôi hỏi là tôi và bạn gái tôi yêu nhau được hơn hai năm. Giờ chúng tôi muốn kết hôn để về chung sống với nhau thì tôi cần phải có những giấy tờ gì? Mong luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 20 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn thì hai bạn phải có những giấy tờ sau:
Thứ nhất, tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định.
Thứ hai, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
Thứ ba, Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Thứ tư, Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ năm, Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
Vì trong trường hợp của bạn bạn không nói rõ là bạn là công dân Việt Nam có đang phục vụ trong các đơn vị lực lược vũ tang hay không nên nếu bạn đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì ngoài những giấy tờ ở trên bạn phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
3. Bố mẹ không cho đăng ký kết hôn có được làm thủ tục đăng ký kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có yêu một anh đang học sỹ quan và sắp ra trường. Chúng em định 2 tháng sau anh ấy ra trường thì kết hôn. Nhưng trước em đã từng kết hôn 1 lần và đã ly hôn rồi. Các chuyên gia cho em hỏi trong trường hợp bố mẹ anh ấy không đồng ý thì trường hợp của em có được làm thủ tục đăng ký kết hôn không ạ? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Căn cứ Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định những nội dung nguyên tắc kết hôn như sau:
– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
– Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
– Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
– Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
– Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.”
Theo đó, hôn nhân phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự nguyện của các bên. Một trong các bên hoặc người khác không được có các hành vi sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Yêu sách của cải trong kết hôn;
– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
– Bạo lực gia đình;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Nếu như có một trong những hành vi trên thì hôn nhân đó sẽ không được nhà nước công nhận.
Do đó, trong trường hợp của bạn, hôn nhân giữa bạn và người yêu bạn do hai bạn tự nguyện, không ai có thể ngăn cản hay cưỡng ép cả. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xử phạt hành chính: Căn cứ khoản 2 Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sau đây cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Do đó, mọi hành vi cản trở hôn nhân là hành vi trái pháp luật và đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, do bạn trai bạn làm trong ngành nghề đặc thù (sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam) nên điều kiện để kết hôn với những đối tượng này ngoài Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn còn phải thỏa mãn điều kiện khi xét đến phạm vi ba đời của bạn không thuộc trường hợp:
– Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
– Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
– Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).”
4. Xác định quan hệ huyết thống khi đăng ký kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Em có đứa bạn mà không hiểu sao nó lại yêu một đứa mà ai cũng bảo là nó phải gọi bằng cậu, bởi lý do này anh chị cho em giải thích luôn. Nói bên người con gái trước nhé, ông mệ cố ngoại của nó sinh ra mệ ngoại nó, rồi mệ ngoại nó sinh mẹ nó, hiện tại mệ ngoại nó đã mất mà chỉ còn mệ cố nên nó gọi là mệ cố ngoại em cũng nghĩ là (cố ngoại, mệ ngoại, mẹ nó, rồi đến lượt nó) em nghĩ nó là đời thứ 4…..còn bên chàng trai ấy cũng như vậy nhưng gần hơn đó là, do ông mẹ cố ngoại sinh ra mẹ nó, rồi mẹ nó sinh ra nó (ngoại, mẹ nó và nó) em nghĩ nó là đời thứ 3, cả hai đều là quan hệ bên ngoại, em không biết giải thích như thế nào cả, mà người con gái ấy ai cũng bảo gọi chàng trai ấy là bằng cậu không biết cậu xa hay cậu bác lại nữa, nếu như vậy có yêu nhau được không, chứ như thế em rối lắm không biết giải thích như thế nào nữa. Mong anh chị giải thích giùm em.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014
Điều kiện kết hôn được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, trong đó, lưu ý đến các trường hợp cấm kết hôn được liệt kê tại điểm d, khoản 2, Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Người có họ trong phạm vi ba đời được giải thích tại khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Có thể hiểu ba đời như sau:
+ Không được kết hôn với cha, mẹ;
+ Không được kết hộn với anh/chị/em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
+ Không được kết hôn với anh/chị/em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.
Như vậy, nếu nam nữ có họ trong phạm vi ba đời như trên sẽ không được kết hôn với nhau, bạn có thể đối chiếu lại với trường hợp của mình.
5. Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn theo pháp luật hiện hành
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, chúng em muốn đăng kí kết hôn, thủ tục giấy tờ cần gì? Tờ khai đăng kí kết hôn do UBND cấp, giấy chứng nhận độc thân, 2 giấy CMND photo, bản photo hộ khẩu có bản chính kèm theo của em, bản sao hộ khẩu có chứng thực của chồng. Nhưng ra đó họ đòi hộ khẩu photo không chứng thực của chồng vì lúc trước tụi em có lên 1 lần họ cần photo không chứng thực, nhưng tụi em nộp bản có chứng thực. Luật sư có thể tư vấn giúp em các giấy tờ cần thiết cũng như thủ tục đăng kí kết hôn, em xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 17 và Điều 18 Luật hộ tịch năm 2014 có quy định về thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn.
Căn cứ vào quy định này thì thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Trên Giấy đăng ký kết hôn sẽ có các thông tin: Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ.
Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
– Tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn về giấy tờ nộp và xuất trình đăng ký kết hôn.
Căn cứ vào Điều 10 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giấy tờ cần xuất trình bản chính khi đi đăng ký kết hôn sẽ bao gồm: Chứng minh nhân dân/Căn cước Công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Như vậy, các giấy tờ liên quan ở đây sẽ là bao gồm sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong trường hợp kết hôn khác xã/phường. Khi đến nơi đăng ký kết hôn bạn mang theo bản chính các giấy tờ đó để đối chiếu.
Tư pháp nơi bạn đăng ký kết hôn yêu cầu bạn mang theo sổ hộ khẩu photo mà không bắt buộc công chứng, hay mang theo bản chính để đối chiếu thì về mặt pháp lý là không hợp pháp. Trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu cán bộ tư pháp giải trình rõ việc cán bộ chỉ yêu cầu và bắt buộc mang theo bản sao photo sổ hộ khẩu còn bản sao sổ hộ khẩu photo công chứng lại không được.
6. Điều kiện về sức khỏe khi đăng ký kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em muốn hỏi là em bị viêm gan siêu vi b (người lành mang bệnh) thì có thể kết hôn với người nước ngoài (Đài Loan) hay không? Ngoài ra, người bị bệnh gì thì không được kết hôn? Cảm ơn luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại Điều 8 đã quy định cụ thể về điều kiện đề được kết hôn.
Căn cứ vào điều trên có thể thấy, việc kết hôn của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, không đạt điều kiện về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, việc kết hôn vi phạm nguyên tắc tự nguyện theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Thứ ba, người đăng ký kết hôn mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 tại khoản c Điều 8 quy định người được kết hôn phải không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Thứ 4, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, không có điều khoản nào trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định người bị viêm gan B bị cấm kết hôn. Về các loại bệnh, luật chỉ quy định những người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mới không đủ điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, việc kết hôn của bạn có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, nếu việc kết hôn diễn ra tại Việt Nam, bạn chỉ cần đáp ứng những điều kiện như trên là hoàn toàn có thể kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014. Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định trong Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam. Trong trường việc kết hôn diễn ra ở nước ngoài, bạn phải tuân thủ quy định về điều kiện kết hôn cũng như các quy định khác trong Luật hôn nhân và gia đình của nước đó, cụ thể ở đây là Đài Loan.
7. Điều kiện về độ tuổi khi đăng ký kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Cho em hỏi em sinh ngày 10/12/2000 bạn gái em sinh ngày 27/4/2000 thì tụi em có được đăng kí kết hôn không ạ! Bạn gái em đã có thai 4 tháng rồi, nếu không được kết hôn con sinh ra có được lấy họ của em không ạ! Cám ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 8
Như vậy, điều kiện kết hôn về độ tuổi quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Trong trường hợp bạn sinh ngày 10/12/2000 thì tính đến thời điểm tháng 10/2020 bạn chưa đủ 20 tuổi còn bạn gái bạn sinh ngày 27/4/2000 thì đã trên 18 tuổi. Như vậy, tính đến thời điểm này hai bạn chưa đảm bảo đủ điều kiện về độ tuổi để đăng ký kết hôn.
– Căn cứ Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
– Căn cứ Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định về việc kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con.
Như vậy, tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con bạn mà hai bạn chưa đủ điều kiện để kết hôn hoặc chưa đăng ký kết hôn thì có thể làm thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP nêu trên.
8. Thủ tục đăng ký kết hôn khi hai vợ chồng ở hai nơi khác nhau
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ cho em hỏi em sống tại thành phố Cam Ranh nhưng khi làm việc thì ở thành phố Sóc Trăng em có vợ ở Sóc Trăng và nhưng em và vợ thật sự chưa có đám cưới nhưng chúng em đã có 1 cháu trai hiện được 8 tháng rồi nhưng cháu đã lỡ mang họ mẹ tại vì hồi đó em chưa có hộ khẩu ở đó em sợ khai sinh trễ cho cháu sẽ bị phạt nên em đã lấy họ mẹ cho cháu. Bây giờ em về Cam Ranh sống rồi em và vợ em rất muốn làm đám cưới và đổi họ của cháu sang họ em nên em xin luật sư chỉ cho em cách để em thực hiện được điều thứ nhất là em và vợ em làm thủ tục như thế nào để được kết hôn em và vợ em không phải cùng quê vợ em ở Sóc Trăng em ở Cam Ranh. Điều thứ 2, em muốn đổi họ cháu sang họ em, em phải làm như thế nào hiên giờ cháu đang mang họ Nguyễn em muốn đổi họ cháu sang họ Lê. Xin luật sư hướng dẫn giùm em. Em cảm ơn trước ạ.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, thủ tục đăng ký kết hôn. Vợ bạn ở Sóc Trăng, bạn ở Cam Ranh, hiện bạn muốn đăng ký kết hôn thì bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn hoặc vợ bạn đang cư trú để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Điều này được quy định tại khoản 1, Điều 17 Luật Hộ tịch 2014.
Và để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Giấy này do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp.
– Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu của hai bạn (bản sao, chứng thực).
Và ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, công chức Tư pháp – Hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức Tư pháp – Hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Thứ hai, Về việc đổi họ cho con: Bạn có trình bày bạn và vợ chưa đăng ký kết hôn nhưng hai bạn đã có 1 cháu trai hiện được 8 tháng. Nhưng con bạn đã lỡ mang họ mẹ tại vì bạn chưa có hộ khẩu ở đó, bạn sợ khai sinh trễ cho cháu sẽ bị phạt nên bạn đã lấy họ mẹ cho con bạn. Hiện, bạn muốn đổi họ của con sang họ bạn. Do bạn không nói rõ trong giấy khai sinh của con bạn đã có thông tin về cha là bạn hay chưa nên nếu trong giấy khai sinh của con chưa có thông tin về cha thì trước hết bạn phải làm thủ tục đăng ký bổ sung thông tin về cha trên giấy khai sinh của con. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 15/2015/TT-BTP thì vợ chồng bạn cần phải có văn bản thừa nhận hoặc các giấy tờ chứng minh cháu bé là con chung thì bạn sẽ chỉ phải thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch. Điều 29 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục bổ sung thông tin hộ tịch. Theo đó, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con gồm:
+ Tờ khai bổ sung hộ tịch theo mẫu;
+ Giấy khai sinh của con bản chính của con bạn;
+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc bổ sung giấy tờ hộ tịch;
+ Văn bản, giấy tờ, tài liệu,… chứng cứ chứng minh quan hệ cha con.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về thủ tục đăng ký kết hôn:1900.6568
– Sau đó, bạn sẽ thực hiện thủ tục đổi họ cho con theo họ của bạn. Bởi: theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong các trường hợp sau đây: Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại. Như vậy, theo quy định trên bạn có quyền thay đổi họ cho con. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch.
Như vậy, nếu bạn muốn thay đổi họ của con sang họ của bạn hiện tại bạn phải có sự đồng ý của vợ bạn – mẹ đẻ cháu bé thể hiện rõ trong tờ khai theo quy định. Nếu được sự đồng ý của người vợ, bạn thực hiện thủ tục thay đổi như sau:
– Tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP, có sự đồng ý của vợ bạn.
– Giấy đăng ký khai sinh bản gốc.
– Chứng minh thư nhân dân.
– Sổ hộ khẩu gia đình bạn.