Quy định về điều kiện hiệu lực, cách thức lập di chúc chung của vợ chồng. Vợ chồng vẫn muốn lập di chúc chung thì pháp luật có ghi nhận không?
Mục lục bài viết
1. Quy định về điều kiện hiệu lực, cách thức lập di chúc chung của vợ chồng?
‘Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.’
Bộ luật dân sự năm 2015 bỏ quy định về di chúc chung vợ chồng là do nó đưa về chung nhất của chế độ tài sản chung vợ chồng, như vậy khi định đoạt tài sản chung vợ chồng (di chúc) thì sẽ áp chế độ định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, phải được sự đồng ý của các đồng sở hữu. Có thể tự suy từ chế độ sở hữu chung nên giảm bớt các quy định như vậy cho
Theo Điều 630. Di chúc hợp pháp
‘1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.’
Theo đó, việc vợ chồng lập di chúc chung không trái quy định của pháp luật. Về hình thức di chúc có thể 02 lập cùng một văn bản nhưng ý chí thì dựa theo ý chí của mỗi người dựa theo nội dung trong di chúc. Nhưng sẽ phức tạp về thời điểm hiệu lực di chúc, sửa đổi di chúc. Trường hợp di chúc về tài sản chung thì hiệu lực tại thời điểm người sau cùng chết.
Di chúc chung của vợ và chồng nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc trên thực tiễn vì bên cạnh những quy định về di chúc chung của vợ chồng còn có quy định về thời hiệu thừa kế; trong một số trường hợp, khi người còn lại chết thì thời hiệu khởi kiện đối với di sản của người chết trước cũng đã hết. Do đó, việc không quy định di chúc chung của vợ chồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa có thể giải quyết được vướng mắc trong thực tiễn, vừa loại bỏ được bất cập về lý luận mà Bộ luật Dân sự hiện hành gặp phải.
Điểm mới lớn nhất trong Phần thừa kế của Bộ luật Dân sự năm 2015 là đã bỏ 03 điều liên quan đến di chúc chung của vợ chồng (các điều 663, 664, 668) được quy định trong Bộ luật Dân sự hiện hành. Việc sửa đổi trên xuất phát từ nguyên tắc bản chất của việc lập di chúc là nhằm thể hiện ý chí của người có tài sản. Do đó, việc quy định di chúc chung của vợ chồng là vi phạm quyền tự định đoạt của người có quyền sở hữu tài sản.
Mặt khác, việc quy định di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người còn sống, như trong trường hợp người còn sống gặp khó khăn, bệnh tật nhưng họ không thể bán phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng vì di chúc chung chỉ có hiệu lực vào thời điểm người thứ hai chết hoặc thời điểm cả hai vợ chồng cùng chết. Không những vậy, quy định này còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế của bên chết trước vì họ cũng phải chờ đến thời điểm di chúc chung có hiệu lực thì mới được chia tài sản.
Ví dụ trong tình huống đưa ra ở đầu bài viết thì trước tiên, phải xác định 2ha đất này là tài sản riêng hay tài sản chung của bố mẹ bạn, bởi mặc dù mẹ bạn không có đứng tên trong sổ đỏ, nhưng đất được cấp trong thời kỳ hôn nhân nhưng do lúc làm sổ chỉ có bộ bạn đứng tên thì vẫn xác định là tài sản chung vợ chồng. Do đó trong trường hợp 2ha đất này là tài sản chung thì bố bạn chỉ có quyền lập di chúc định đoạt 50% đất đó, tức 1ha đất.
Còn trong trường hợp xác định đây là tài sản riêng của bố bạn do được tặng cho, mua bán, thừa kế riêng, bố bạn có quyền lập di chúc để lại 2ha đất đó cho vợ chồng bạn. Tuy nhiên, lúc bố bạn mất mà mẹ bạn vẫn còn sống, căn cứ vào quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, mẹ bạn vẫn được hưởng 2/3 một suất thừa kế chia theo pháp luật.
Vì vậy, phần di sản mà vợ chồng bạn được hưởng sẽ là phần còn lại sau khi đã chia cho mẹ bạn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
Theo ý mình thì việc Bộ luật dân sự 2015 bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng đồng nghĩa với việc không được lập di chúc chung của vợ chồng. Thực tế việc thực hiện di chúc chung của vợ chồng rất khó và còn nhiều bất cập mà luật không lường trước được. Chưa kể đến trường hợp nếu một người chết trước, còn người kia thay đổi nội dung di chúc phần mình, làm cho việc khai nhận di sản rất rối.
Việc lập di chúc chung của vợ chồng được quy định trong “Bộ luật dân sự 2015” tồn tại rất nhiều bất cập. Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Trong nhiều trường hợp một trong hai người chết trước mà người kia thay đổi nguyện vọng để lại tài sản thì việc áp dụng quy định về di chúc chung không còn ý nghĩa. Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ quy định này để phù hợp hơn trong thực tiễn xét xử vụ án tranh chấp di sản thừa kế.
2. Bộ luật dân sự năm 2015 bãi bỏ quy định về di chúc chung vợ chồng: Giải quyết thế nào cho phù hợp?
Tài sản chung của vợ chồng ở Việt Nam là một chế định rất phổ biến và các vấn đề pháp lý phát sinh từ đây cũng vô cùng phong phú. Một trong số đó là vấn đề di chúc chung của vợ chồng. Với bản chất là một khối tài sản chung hợp nhất, những bất động sản của vợ chồng nên thường xuyên trở thành đối tượng của di chúc chung nhằm thể hiện sự “thuận vợ thuận chồng” truyền thống của người Việt Nam.
Theo tiến trình phát triển lịch sử lập pháp, di chúc chung vợ chồng đã được thừa nhận chính thức kể từ năm 1981 bởi thông tư ban hành bởi TANDTC, sau đến là
Việc thừa nhận di chúc chung vợ chồng xuất phát từ tính ưu việt của nó trong việc duy trì tính thống nhất trong khối tài sản chung, thông qua quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc bắt đầu kể từ khi “bên sau cùng chết hoặc tại thời điểm hai vợ chồng cùng chết”. Theo đó, trong thời gian này, người còn sống được bảo vệ khá tốt trong khối tài sản chung cho đến khi họ qua đời, tránh tình trạng cuộc sống của người còn lại bị gián đoạn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật cũng như thực tiễn xét xử tại TAND các cấp về vấn đề di chúc chung vợ chồng lại phát sinh nhiều bất cập. Có thể kể đến như thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người còn sống, như trong trường hợp người còn sống gặp khó khăn, bệnh tật nhưng họ không thể chuyển nhượng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng.
Thêm vào đó, thực tiễn đã có những câu hỏi xoay quanh trường hợp trong thời gian người vợ/chồng còn sống đã sử dụng di sản chưa phân chia vào sản xuất kinh doanh, thu được những lợi nhuận thì lợi nhuận phát sinh này được xem là di sản thừa kế hay thuộc quyền sở hữu của người vợ/chồng còn sống đó? Không những vậy, quy định về di chúc chung vợ chồng còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế của bên chết trước vì họ cũng phải chờ đến thời điểm di chúc chung có hiệu lực thì mới được phân chia di sản.
Hơn nữa, điều này thực tế còn ảnh hưởng khá nặng nề đến lợi ích của các chủ nợ, đặc biệt là các ngân hàng; bởi lẽ, theo quy định, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán trước khi chia di sản theo những thứ tự ưu tiên. Vấn đề được đặt ra là, người chồng/vợ chết trước có nghĩa vụ về tài sản với người khác do có hành vi gây thiệt hại, do vay tài sản… thì quyền tài sản của các chủ nợ đó được giải quyết như thế nào, khi mà những người thừa kế chưa được hưởng di sản?
Người chồng/vợ còn sống có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ từ tài sản của người chết để lại với tư cách là người thừa kế hay là người được uỷ nhiệm, pháp luật thời bấy giờ vẫn không quy định cụ thể. Bên cạnh đó, việc tồn tại di chúc chung vợ chồng còn phát sinh nhiều vướng mắc trong quy định về thời hiệu thừa kế, khi trong một số trường hợp, khi người còn lại chết thì thời hiệu khởi kiện đối với di sản của người chết trước cũng đã hết.