Tổng quan về ly hôn đơn phương? Quy định về điều kiện để được giải quyết ly hôn đơn phương? Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất?
Khi xã hội ngày càng trở nên phát triển thì việc du nhập cách sống thoáng và thoải mái từ phương tây vào nước ta là rất nhiều. Cũng chính điều đó đã dẫn đến việc kết hôn sớm của các bạn giới trẻ, rồi sau đó đã sảy ra mâu thuân do còn quá trẻ chưa hiểu và lường trước được trách nhiệm của mình trong cuộc hôn nhân. Sau thời gian hôn nhân bị lục đục mâu thuẫn các cặp vợ chồng đã lựa chọn việc ly hôn để giải thoát mọi chuyện. Có những trường hợp cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng cũng có các cặp vợ chồng thực hiệ việc ly hôn đơn phương. Vậy ly hôn đơn phương đã được pháp luật Hôn nhân và gia định Việt Nam hiện hành quy định như thế nào? Quy định về điều kiện để được giải quyết ly hôn đơn phương ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư
Cơ sở páp lý:
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về ly hôn đơn phương?
Trên quy định của pháp luật hôn nhân thì việc ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không đã bế tắc, cả hai không thể tiếp tục chung sống cùng nhau thì được gọi dưới góc độ pháp lý là ly hôn đơn phương
Việc ly hôn đơn phương từ một phía phải có căn cứ, chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng. Mà các căn cứ để giải quyết ly hôn khi có các dấu hiệu như sau và bạn phải chứng minh được chồng của mình có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của chồng:
– Thứ nhất, vợ hoặc chồng có hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi bạn, thường xuyên dùng lười nói cay nghiệt, chửi rủa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn…;
– Thứ hai, chồng bạn thường thường xuyên bỏ bê gia đình, không chăm lo cho con, không có trách nhiệm trong việc xây dựng tài sản chung của gia đình; mà thường xuyên chơi bời, nợ nần, phá tán tài sản của gia đình…;
– Thứ ba, vợ chồng không còn tình nghĩa, không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không có sự tôn trọng, giúp đỡ nhau, không tạo điều kiện cho cả hai cùng phát triển về mọi mặt.
– Thứ tư, vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
2. Quy định về điều kiện để được giải quyết ly hôn đơn phương?
Trên cơ sở quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Toà án chỉ thụ lý đối với việc ly hôn đơn phương như sau:
– Một là, khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đinh
– Hai là, vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt như đã được tác giả nêu rõ ở mục 1;
– Ba là, vợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố mất tích
Bên cạnh đó, điều kiện để được giải quyết ly hôn đơn phương đã được quy định cụ thể tại Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014 :
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”.
Đã phần Tòa án sẽ chỉ thu lý vụ án ly hôn đơn phương cho các cặp vợ hoặc chống muốn thực hiện hình thức ly hôn này nếu vợ chồng không thể kéo dài được. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì trước hết cần phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng.
Việc tình trạng vợ chộng này được xác định ở mức trần trọng khi vơ và chồng này đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được thì sẽ được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương đúng theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Khi có một số căn cứ như trên thì bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú để được giải quyết.
3. Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất?
– Thứ nhất, Cơ quan tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương
Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.
+ Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn (người bị khởi kiện);
+ Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Thứ hai, Hồ sơ đơn phương ly hôn cần chuẩn bị như sau
+ Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện (Theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
+ Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân và hộ khẩu;
+ Giấy khai sinh các con;
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giaays chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…
-Thứ ba, Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương
+ Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
+ Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;
+ Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
+ Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự;
+ Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
– Thứ tư, thời gian tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn
+ Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn).
+ Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoảng từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);
+ Lưu ý: Thời gian giải quyết ly hôn sẽ không nhanh khi có tranh chấp về tài sản vì phải giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản. do vậy có thể tách yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản bằng một vụ án khác.
– Thứ năm, thủ tục ly hôn đơn phương trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
+ Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
+ Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
Như các nội dung mà tác giả đã đưa ra ở trên thì khi vợ hoặc chồng muốn thực hiện việc ly hôn với người còn lại thì cần phải đưa ra được các tình tiết đáp ứng được các điều kiện để vợ hoặc chống có thể thực hiện việc ly hôn đơn phương này theo như quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành. Tuy nhiên, có một số trường hợp dù đã đáp ứng đủ các yêu cầu trên nhưng người chống vẫn không thể thực hiện quyền ly hôn đơn phương của mình với vợ khi người vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, đối với những trường hợp mà vợ hoặc chồng muốn ly hôn đơn phương nhưng không xác định được nơi cư trú bị đơn theo như quy định của pháp luật có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết. Theo như quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ. Dự phí ly hôn là 300.000 đồng.