Quy định chung về công ty hợp danh? Quy định về điều hành kinh doanh trong công ty hợp danh?
Trong lúc thị trường kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn thì việc các chủ thể lựa chọn các phương thức, mô hình để kinh doanh lúc này là rất quy trọng. Trong thời buổi hiện nay thì việc nhà đầu tư riêng lẻ bắt đầu tìm cách liên kết kinh doanh để phát triển sản xuất–kinh doanh; giảm chi phí sản xuất thu lợi nhuận cao hơn; khả năng cạnh tranh tốt hơn, bên cạnh đó các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro thì việc mà các chủ đầu tư lựa mô hình kinh doanh công ty nhiều chủ bắt đầu được ra đời. Do đó, việc lựa chọn các Công ty hợp danh là một trong các loại hình doanh nghiệp khá phổ biến tại nước ta.
Chính vì thế mà loại hình doanh nghiệp này vẫn được
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Doanh nghiệp năm 2020.
1. Quy định chung về công ty hợp danh
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đã có quy định về khái niệm của công ty hợp danh đó là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên và thành viên này phải là chủ sở hữu chung của công ty ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Từ khái niệm trên có thể thấy, công ty hợp danh có hai loại thành viên, đó là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Từ định nghĩa mang tính mô tả của
Thứ nhất, quy định về đặc điểm của thành viên công ty hợp danh. Theo như quy định từ khái niệm này thì công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên là cá nhân thỏa thuận góp vốn với nhau, cùng chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp/ cam kết góp.
Thứ hai, quy định về đặc điểm của chế độ chịu trách nhiệm tài sản của các loại thành viên. Trong quy định này thì thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kì thành viên nào.
Thứ ba, quy định về đặc điểm của quyền quản lí, đại diện cho công ty hợp danh. Về cơ bản, các thành viên hợp danh có quyền thỏa thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
Thứ tư, quy định về đặc điểm của tư cách thương nhân. Pháp luật doanh nghiệp này đã có quy định về việc thành viên hợp danh của công ty hợp danh có tư cách thương nhân. Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản là việc cá nhân đồng thời với việc trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh, các thành viên Hợp danh có ngay từ cách thương nhân mà không phải qua bất cứ một thủ tục đăng ký khác.
Như vậy, có thể thấy rằng việc pháp luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rất chi tiết về các đặc điểm của công ty hợp danh có sự khác biệt rất lớn đối với các mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Đó là việc mà một thành viên hợp danh có tư cách pháp nhân thì vừa có thể tham gia vào quá trình điều hành kinh doanh cho công ty hợp danh cùng các thành viên hợp danh khác của công ty. Mặt khác thì thành viên hợp danh này lại vừa có thể tự mình tiến hành các hoạt động thương mại theo quan điểm và ý chí của mình. Điểm riêng biệt mà pháp luật Doanh nghiệp này quy định đã làm cho thành viên của công ty hợp danh khác hẳn với thành viên của các loại hình công ty khác.
2. Quy định về điều hành kinh doanh trong công ty hợp danh
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì có thể khẳng định rằng công ty hợp danh được xác định là loại hình công ty đối nhân. Theo như khẳng định về loại hình công ty hợp danh là đối nhân được quy định không giống như các công ty đối vốn khác. Dựa trên loại hình hoạt động thì công tu này có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều thành viên công ty để tạo dựng hình ảnh cho công ty.
Trong thời gian mà công ty hợp danh này được cấp phép hoạt động thì các thành viên hợp danh theo như quy định của pháp luật Doanh nghiệp năm 2020 thì sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của công ty vô hạn nên mức độ rủi ro về vốn trong quá trình của các thành viên hợp danh là rất cao. chính vì vậy nên hoạt động điều hành kinh doanh của công ty hợp danh đã được pháp luật này quy định cụ thể tại Điều 184 như sau:
“Điều 184. Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
1. Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
2. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số chấp thuận.
Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.
3. Công ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thành viên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó”.
Theo như quy định tại khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp năm 2020 ở trên có thể thấy rằng người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh là các thành viên hợp danh của công ty này. Đối với việc tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty hợp danh theo như quy định này sẽ do người đại diện của công ty chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành. Trong đó thì người có quyền đại diện theo pháp luật của công ty được xác định là thành viên hợp danh. Bên cạnh đó thì trong quá trình thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty có quy định về việc hạn chế đối với thành viên hợp danh có giá trị pháp lý hay còn được biết đến bằng cách hiểu khác đó là việc hạn chế này chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
Từ đó, có thể thấy rằng việc tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh được quy định là do thành viên hợp danh của công ty này thực hiện việc phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty theo như quy định của pháp luật hiện hành về việc tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh. Bên cạnh đó thì, do nguyên tắc luân phiên nhau quản lý và tổ chức điều hành dẫn đến việc có nhiều ý tròng quá trình mà tất cả các thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh hoặc là một số thành viên thực hiện việc điều hành tổ chức kinh doanh thì để đưa ra được quyết định thống nhất thì đã chọn ra phương án đó là việc thực hiện quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Không những quy định về vấn đề điều hoành hoạt động kinh doanh của các thành viên hợp danh như thê nào? mà theo như quy định này thì đối với việc thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty của các thành viên hợp danh thì công ty sẽ không chịu trách nhiệm về hoạt động này của thành viên hợp danh. Ngoài trừ việc thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty. được các thành viên còn lại trong công ty chấp thuận.
Nói đến việc điều hành hoạt động của công ty hợp danh thì không thể nào không nhắc đến những nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty hợp danh trong quá trình hoạt động này. Chính vì nguyên do để Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty biết về phần việc và nhiệm vụ của mình cần làm đối với công ty là gì để không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Do đó, theo như quy định tại khoản 4 Điều 184 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có quy định về nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty có nhiệm vụ quản lý, điều hành, phân công, phối hợp công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh; không những thế mà còn có nhiệm vụ quan trọng không kém đó là việc triệu tập, tổ chức hợp, ký quyết định, tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác và một nhiệm vụ quan trọng mà Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cần phải thực hiện và đương nhiên thực hiện đó là quyền đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án; đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.