Quy định về diện tích đất cây xanh công cộng trong đô thị? Quy định về quản lý cây xanh đô thị?
Đất cây xanh thường được sử dụng vào mục đích công cộng và là loại đất được pháp luật quy định rất chi tiết. Vậy, quy định về diện tích đất cây xanh công cộng trong đô thị như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai 2013;
–
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về diện tích đất cây xanh công cộng trong đô thị:
Cây xanh đô thị là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị. Liên quan đến vấn đề về đất cây xanh thì trước tiên ta cần tìm hiểu quy định của pháp luật về định nghĩa đất cây xanh là gì. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định thì ta có thể xác định được đất cây xanh phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường các cơ quan nhà nước sẽ quy hoạch sử dụng đất.
Theo đó, việc quy hoạch sử dụng đất là việc trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng của ngành, lĩnh vực đối với vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định sẽ phân bổ và khoanh vùng đất đai theo một không gian sử dụng. Từ quy định này ta có thể hiểu đất cây xanh là đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích trồng cây xanh. Loại đất cây xanh này thường đi liền với việc xây dựng công viên, sân chơi, khu sinh hoạt chung, nó có vai trò trong việc tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường nhất là ở các đô thị. Hay nói một cách khác thì đất trồng cây xanh có thể là đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh như đất công viên, khu vui chơi, đường giao thông hoặc đất cây xanh cũng có thể là đất ở như dùng làm sân chơi, khu sinh hoạt chung của cư dân dưới các tòa nhà chung cư.
Tóm lại, từ những quy định trên thì xác định được đất cây xanh thường được sử dụng vào mục đích công cộng còn không có loại đất dành riêng cho việc trồng cây xanh mà tùy vào từng trường hợp đất cây xanh được phân loại khác nhau.
Liên quan đến vấn đề về diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị thì vấn đề này được pháp luật quy định rất chi tiết và cụ thể. Bộ xây dựng đã ban hành Quyết định 04/2008/QĐ-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng để quy định chi tiết về vấn đề diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị . Theo quy định này của Bộ xây dựng thì ta có thể xác định được như sau:
Thứ nhất, đối với loại đất cây xanh sử dụng công cộng cấp ngoài đơn vị ở trong các đô thị bao gồm: công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, toàn đô thị hoặc cấp vùng ; diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công viên, vườn hoa. Đối với loại đất thì thì diện tích đất cây xanh được xác định như sau:
Khi quy đổi ra chỉ tiêu đất cây xanh/người thì chỉ tiêu mặt nước không chiếm quá 50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở. Quy định này không áp dụng đối với các loại cây xanh chuyên dụng. Theo đó ta có bảng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị như sau:
Loại đô thị | Tiêu chuẩn (m2/người) |
Đặc biệt | ≥7 |
I và II | ≥6 |
III và IV | ≥5 |
V | ≥4 |
Thứ hai, chỉ tiêu diện tích đất cây xanh công cộng ở các đô thị miền núi, hải đảo có thể thấp hơn nhưng không được thấp hơn 70% mức quy định diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị như đã nêu ở bảng trên.
Thứ ba, đối với loại đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở bao gồm sân chơi, vườn hoa, sân bãi thể dục thể thao phục vụ hàng ngày,bao gồm các công trình phục vụ chung toàn đơn vị ở và các công trình phục vụ trong các nhóm nhà ở. Đối với loại đất này thì diện tích đất cây xanh được xác định như sau:
Phải có tối thiểu một công trình vườn hoa phục vụ chung cho toàn đơn vị ở với quy mô tối thiểu là 5.000m2; có thể kết hợp với sân thể thao ngoài trời và điểm sinh hoạt cộng đồng đối với mỗi đơn vị ở xây dựng mới.
2. Quy định về quản lý cây xanh đô thị:
Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố,cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ta có thể hiểu quản lý cây xanh đô thị bao gồm việc quản lý quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
Trong việc quản lý cây xanh đô thị thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị nhất định, cụ thể như là:
Thứ nhất, Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng. Còn Chính phủ sẽ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đồng thời cũng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị
Bên cạnh đó, việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Đối với các cây xanh trên đường phố, việc quản lý cây xanh phải đảm bảo cây bóng mát trồng trên đường phố phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật và khoảng cách cây trồng, chiều cao, đường kính cây;việc lựa chọn các hình thức bố trí cây, loại cây trồng trên đường phố phải phù hợp với từng loại đường phố, đặc thù của mỗi đô thị và phải bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Tại các điểm giao thông việc bố trí các loại cây xanh phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông; cây xanh được trồng dưới đường dây điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của pháp
Đồng thời, pháp luật cũng có quy định đối với các chủ đầu tư khi triển khai xây dựng khu đô thị mới thì phải đảm bảo quỹ đất cây xanh, cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Còn đối với việc cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô mà phải chặt hạ, di chuyển, trồng mới cây xanh thì chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, di chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo quy định của pháp luật
Đồng thời việc quản lý cây xanh trên các tuyến đường phố đô thị cây bóng mát phải được đánh số cây để lập hồ sơ quản lý cây và định kỳ kiểm tra theo quy trình kỹ thuật quy định; không được trồng cây xanh mà làm che khuất biển báo hiệu đường bộ và đèn tín hiệu giao thông.
Trong trường hợp xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng, kĩ thuật.
Đối với các cây xanh trồng trong công viên, vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng khác của đô thị thì việc trồng, chăm sóc, bảo vệ dịch chuyển, chặt hạ cây xanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời phải đảm bảo rằng phải tuân thủ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên vườn hoa hoặc quy hoạch chi tiết đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với cây xanh trồng trong công viên, vườn hoa, quảng trường, ven hồ nước, hai bên bờ sông và các khu vực công cộng khác của đô thị
Ngoài việc quy định về các nguyên tắc trong việc quản lý cây xanh đô thị thì hiện tại pháp luật cũng đã có những quy định rất cụ thể và chi tiết đối với những hành vi bị cấm trong quản lý cây xanh. Cụ thể là được quy định tại điều 7 nghị định 64/2010/NĐ-CP . Theo quy định này thì mỗi người dân cần nắm được một số hành vi bị cấm trong quản lý cây xanh đô thị để tránh như là:
– Khi muốn treo, gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây, giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh thì phải được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép thì không được phép trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng; hạn chế trồng trong danh mục cây trồng bị cấm, bị hạn chế
– Không trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, nút giao thông và các khu sở hữu công cộng
– Không được đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây; đổ rác, chất độc hại và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh, phóng uế, đun nấu, đất gốc, bệ quanh gốc cây
– Không được lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh
– Không được ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định
– Khi chưa được cấp phép thì không được chặt hạ, di chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh
Tóm lại, từ những lập luận và phân tích như trên có thể thấy rằng diện tích đất cây xanh công cộng trong đô thị được quy định rất chi tiết và rõ ràng, diện tích này phụ thuộc theo từng vị trí nhất định thì sẽ khác nhau.