Khái quát chung về di chúc? Quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng?
Di chúc là một chủ đề quen thuộc đối với chúng ta, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được di chúc như thế nào mới hợp pháp theo quy định của pháp luật. Cá nhân có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình khi đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định như về năng lực chủ thể theo ý chí của chính người đó, Di chúc có các hình thức khác nhau như di chúc bằng miệng hay di chúc bằng văn bản. Đối với di chúc bằng văn bản thì có di chúc bằng văn bản có người làm chứng và di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Tại bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu chi tiết về nội dung Quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng theo
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Khái quát chung về di chúc
1.1. Di chúc là gì?
Tại Điều 624. Di chúc Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Dựa trên quy định trên có thể thấy di chúc có các đặc điểm như là phương tiện truyền đạt thông tin. Thông qua bản di chúc, có một lượng thông tin được cung cấp nhưng người hưởng di sản, số di sản…theo quy định tại bộ luật dân sự 2015 thì lập di chúc là giao dịch đơn phương bởi vì những lý do như di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nào đó để lại di sản nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý, người thừa kế đó là một bên chủ thể trong quan hệ thừa kế chỉ có thể thể hiện ý chí của mình sau khi người lập di chúc chết theo quy định luật đề ra, cá nhân lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc bất cứ khi nào. Những đặc trưng này cho thấy, việc lập di chúc khác về bản chất so với khế ước dựa trên quy định của pháp luật có thể thấy rõ điều đó.
Đặc điểm về nội dung của di chúc theo quy định của pháp luật thì nội dung của di chúc là những vấn đề thể hiện mục đích dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống và tài sản đó phải thuộc sở hữu cả người để lại di sản. Ý chí của cá nhân khi lập di chúc sẽ không thể được pháp luật điều chỉnh nếu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khác theo quy định. Như vậy nên nội dung của di chúc cần phải đảm bảo sự dịch chuyển tài sản và hệ quả pháp sinh quyền sở hữu đối với chủ thể nào đó.
Đặc điểm của di chúc được thể hiện đó là loại giao dịch chỉ pháp sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết. Có thể nói đây là một phương tiện phản ánh ý chí, mong muốn định đoạt di sản của cá nhân sau khi chết. Di chúc phản ánh quá trình hình thành chế định thừa kế theo di chúc. Theo đó thì quan hệ về thừa kế chỉ phát sinh khi có sự kiện một người chết nên việc lập di chúc chỉ có thể phát sinh hiệu lực khi người lập chết.
Bên cạnh đó chúng ta còn có thể nhận thấy được di chúc là loại giao dịch có nhiều điểm đặc thù và đặc biệt. Như trên đã phân tích, việc lập di chúc là loại giao dịch chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết, chính vì thế nên có thể khẳng định những nét đặc thù của việc lập di chúc đều xuất phát từ lí do này. Một vài nét đặc thù có thể kể đến cụ thể như:
+ Điều kiện về người lập di chúc yêu cầu khắc khe hơn so với các loại giao dịch khác
+ Tính tự nguyện trong di chúc cũng được loại bỏ yếu tố nhầm lẫn
+ Di chúc trọng hình thức hơn so vói các giao dịch thông thường.
1.2. Hình thức của di chúc
Tại Điều 627. Hình thức của di chúc có đưa ra quy định về hình thức của di chúc cụ thể đó là:
“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”
Theo đó có thể thấy có 2 loại hình thức lập di chúc đó là bằng miệng hay bằng văn bản, tùy theo các trường hợp xuất hiện trên thực tế. Di chúc bằng văn bản thì cần đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, trình tự theo quy định của pháp luật và được chia ra thành di chúc bằng văn bản có người làm chứng hay di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Theo đó nếu lập di chúc bằng văn bản thì nên có công chứng, chứng thực. Theo đó người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng, chứng thực bản di chúc. Trường hợp, người lập di chúc tự viết bản di chúc và yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực thì người lập di chúc phải ký vào bản di chúc trước mặt người có thẩm quyền chứng nhận hoặc chứng thực. Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục quy định của pháp luật.
Hình thức tiếp theo đó là di chúc bằng miệng đây có thể hiểu là sự thể hiện ý chí muốn để lại tài sản của mình bằng lời nói của cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của người lập di chúc theo quy định của pháp luật cho người khác sau khi chết. Theo đó có thể thấy để có thể đảm bảo một cách tuyệt đối quyền tự định đoạt của người để lại di sản, pháp luật nước ta đã cho phép. Như vậy, di chúc phair tuân thủ các quy định về hình thức do pháp luật đề ra.
2. Quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng
“Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.”
Như vậy, Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc vì không biết đọc hay người đó không biết viếthay có thể là vì lý do nào khác mà nhờ người khác viết hộ di chúc thì di chúc này buộc phải có người làm chứng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này thì người lập di chúc phải đọc cho người khác viết hộ di chúc trước mặt những người làm chứng. Di chúc viết xong phải do người làm chứng đọc to cho mọi người nghe để tránh những tranh chấp về sau. được người lập di chúc thừa nhận là di chúc viết hộ ghi đầy đủ và phù hợp với ý nguyện của người để lại di sản. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng, nếu điểm chỉ thì trong di chúc phải ghi rõ lý do không ký được. Những người làm chứng xác nhận chữ kí hoặc xác nhận điểm chỉ của người lập di chúc và kí tên vào bản di chúc với danh nghĩa người làm chứng. Thiếu một trong các điều kiện này thì bản di chúc sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng có thể là người làm chứng việc lập di chúc của người khác mà người làm chứng phải thỏa mãn được điều kiện quy định tại điều Điều 637. Người không được công chứng, chứng thực di chúc
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Theo đó, người làm chứng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (từ đủ 18 tuổi, không tâm thần hoặc không mắc các bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình). Người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc không được làm chứng việc lập di chúc. Ngoài ra, người làm chứng không phải là người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới nội dung của di chúc. Những người thừa kế, các chủ nợ, các con nợ của người lập di chúc không thể làm chứng việc lập di chúc của người để lại di sản. Bởi vì, những người này có thể vì lợi ích của mình mà dọa nạt, lừa dối người lập di chúc khiến cho người lập di chúc không hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong việc chỉ định người thừa kế và di sản để lại cho người thừa kế.
Ngoài ra, di chúc văn bản có người làm chứng còn phải lập theo qui định tại Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 là di chúc phải có nội dung rõ ràng, phải có ngày, tháng năm lập di chúc, họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc, họ tên người được hưởng di sản, di sản để lại và nơi có di sản…
Di chúc có người làm chứng rất khó nhận biết về ý chí của người để lại di sản, vì người lập di chúc không tự viết để thể hiện ý chí tự mình viết bản di chúc, mà ý chí tự nguyện của người để lại di sản phải thông qua người khác thực hiện khác biệt với di chúc không có người làm chứng.
Còn việc ký tên, điểm chỉ là dấu ấn duy nhất để xác định ý chí tự nguyện của người lập di chúc, thì di chúc này khó có thể coi là hợp pháp và như vậy di chúc khó mà thực hiện được. Trường hợp này phải do
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.