Khái niệm đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm? Quy định về đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm? Thủ tục thuê đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm? Trách nhiệm khi sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm?
Hiện nay, với tầm quan trọng mà đất đai mang lại thì việc quản lý và sử dụng đất đang rất được cơ quan chức năng các cấp quan tâm và cần được tiến hành theo đúng quy định của Nhà nước. Trong nhiều năm trở lại đây, ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm đã trở thành những ngành nghề ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng ở nước ta. Các hoạt động sản xuất nêu trên có ý nghĩa to lớn đối với quá trình cung cấp nguyên liệu cho các công trình xây dựng và sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng trong cũng như ngoài nước. Thông qua đó, ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm giúp đem lại một khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Chính bởi sự phát triển nhanh chóng của ngành nghề này mà vấn đề đất đai dành cho hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm là điều mà cơ quan nhà nước cần quan tâm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái niệm đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm:
Điều 154,
Theo Khoản 1 Điều 154 Luật đất đai 2013 quy định về khái niệm loại đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm như sau:
“1. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất, đất có mặt nước để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm”.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm là một trong các loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được ghi nhận lần đầu tiên tại
Như vậy, Luật đất đai 2013 ra đời đã tiếp tục ban hành quy định về loại đất này và đưa ra quan niệm đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm ở nước ta đang rất phát triển hoạt động với những quy mô khác nhau. Ngoài các doanh nghiệp của Nhà nước, cũng có rất nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở làm gốm khác nhau của các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế tư nhân và các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. Chính bởi vi thể mà đòi hỏi Nhà nước cần phải có những quy định chặt chẽ để quản lí đất một cách hiệu quả, tránh tình trạng các cá nhân hay tổ chức tùy tiện chuyển mục đích sử dụng đất.
Ta nhận thấy, đất sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và đặc trưng hoạt động của các cơ sở làm xây dựng, ngành nghề khác nhau chính vì thế mà hiện nay việc quản lý đất đai cũng có sự khác nhau nhất định và cần phải bảo đảm được thực hiện thao các quy định cụ thể.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm thông thường được tận dụng từ đất bỏ hoang lâu năm hoặc đất lòng sông, ao hồ. Những loại đất này thường không còn giá trị sản xuất nông nghiệp được nữa. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các đối tượng như hộ gia đình, tổ chức kinh tế có nhu cầu thuê để sản xuất vật liệu xây dựng và làm đồ gốm.
Hiện nay, nhằm mục đích để quản lý và sử dụng một cách hiệu quả, hạn chế thất thoát thì chủ thể khi sử dụng loại đất phi nông nghiệp nêu trên phải tuân thủ theo các quy định pháp luật Việt Nam.
2. Quy định về đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm:
2.1. Nguyên tắc khi sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 154 Luật đất đai 2013 thì khi sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ nguyên tắc sau đây:
Việc sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm cần phải tận dụng các loại đất đồi, gò không canh tác, đất bãi hoang, đất lòng sông hoặc ao, hồ cần khơi sâu, đất ven sông ngòi không sản xuất nông nghiệp, đất đê bối không còn sử dụng, đất do cải tạo đồng ruộng.
Việc ban hành quy định về việc tận dụng đất như vậy đã góp phần quan trọng để tránh lãng phí tài nguyên đất, đồng thời cũng khai thác tối đa tiềm năng đất ở các địa phương trên khu vực cả nước, đảm bảo quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm diễn ra thuận lợi.
2.2. Hình thức sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm:
Theo Khoản 3 Điều 154 Luật đất đai 2013 hình thức sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm được quy định cụ thể như sau:
Đối với các hộ gia đình, cá nhân được phép khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thì sẽ được Nhà nước cho thuê đất, đất có mặt nước để khai thác nguyên liệu theo quy định của pháp luật.
Đối với đất để làm mặt bằng sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định cụ thể tại Điều 153 của Luật đất đai 2013.
2.3. Các điều kiện khi sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 154 Luật đất đai 2013 các điều kiện khi sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm được quy định cụ thể như sau:
Việc sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải tuân thủ ba điều kiện cụ thể sau đây:
– Có quyết định cho thuê đất vào mục đích khai thác nguyên liệu, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ta có thể thấy theo Điểm c Khoản 1 Điều 56 Luật đất đai năm 2013 thì các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp cần phải thuê đất của Nhà nước.
– Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường, dòng chảy, giao thông.
– Một điều kiện nữa đó là người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ khai thác nguyên liệu và trạng thái mặt đất được quy định trong
Như vậy, ta nhận thấy, các chủ thể trong quá trình sử dụng đất để làm đồ gốm thì cần phải tuân thủ theo đúng các quy định trên để tạo thuận lợi cho việc sử đụng đất có hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm, người sử dụng đất phải áp dụng các biện pháp công nghệ thích hợp để khai thác, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm; phải thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của những người sử dụng đất xung quanh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
2.4. Các trường hợp bị cấm:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 154 Luật đất đai 2013 pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các trường hợp sau đây:
– Nhà nước nghiêm cấm sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ.
– Nhà nước nghiêm cấm sử dụng đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm.
Như vậy, pháp luật nước ta nghiêm cấm hai hành vi sử dụng đất nêu trên. Nếu phát hiện có vi phạm xảy ra thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tuỳ vào tính chất và mức độ cụ thể của hành vi vi phạm.
3. Thủ tục thuê đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm:
Để nhanh chóng tiến hành thuê đất sản xuất vật liệu và xây dựng làm đồ gốm các chủ thể cần tiến hành các thủ tục theo các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thuê đất cần chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ cần thiết như: đơn xin thuê đất; bản sao giấy chứng nhận đầu tư; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất: hồ sơ gửi đến các bên có liên quan.
– Bước 2: Tìm kiếm khu vực cần thuê và thỏa thuận với đơn vị chủ quản về hạ tầng, diện tích của đất, tình trạng đất hiện tại.
– Bước 3: Khi cả hai bên đã tiến hành thỏa thuận đồng ý với các yêu cầu thì trình lên cơ quan có thẩm quyền như ủy ban nhân dân các cấp xin ý kiến.
– Bước 4: Sau khi được tiếp nhận và phê duyệt thì chủ đầu tư sẽ được cho đăng ký thành lập.
– Bước 5: Cuối cùng tiến hành thuê lại đất và nhận mặt bằng.
4. Trách nhiệm khi sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm:
Các chủ cơ sở sở hữu cũng như các cơ quan chủ quản quản lý loại đất đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ làm gốm cần có những trách nhiệm cụ thể như sau:
– Các chủ cơ sở sở hữu cũng như các cơ quan chủ quản quản lý đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ làm gốm có trách nhiệm sử dụng đất với mục đích chính đáng và không làm gây hại đến việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay đời sống của người dân.
– Các chủ cơ sở sở hữu cũng như các cơ quan chủ quản quản lý đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ làm gốm có trách nhiệm thực hiện việc ký kết đầu tư với các giấy tờ có liên quan và cần thiết. Cần thực hiện xây dựng và quy hoạch đất theo đúng như cam kết ban đầu với các cơ quan có thẩm quyền. Sau khi đã hết thời hạn sử dụng nếu cần tiếp tục sử dụng đất thì phải gia hạn lại với cơ quan quản lý.
– Cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành thanh tra kiểm tra hiện trạng tình trạng đất trước khi cho thuê hoặc cho phép doanh nghiệp sở hữu và xây dựng. Và, nghiêm cấm không cho thuê và sử dụng đất có di tích lịch sử văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình làm đất xây dựng, làm đồ gồm.
– Khi phát hiện có hành vi vi phạm cần ngay lập tức yêu cầu bên thuê đất thực hiện các biện pháp đúng đắn để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích hoặc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê.