Cảng hàng không, sân bay dân dụng là gì? Khái niệm đất cảng hàng không, sân bay dân dụng? Quy định về đất cảng hàng không, sân bay dân dụng?
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, việc giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được quan tâm. Quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia, dân tộc là một nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển xã hội hiện đại. Thông qua quá trình hội nhập mà đất nước ta ngày càng trở nên phong phú và nâng tầm về cả hình thức, nội dung, giá trị các sản phẩm văn hóa dân tộc. Chính vì thế mà việc xây dựng cảng hàng không, sân bay dân dụng cũng rất được cơ quan các cấp coi trọng và đã ban hành các chính sách và quy định cụ thể. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về đất cảng hàng không, sân bay dân dụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Cảng hàng không, sân bay dân dụng là gì?
Hiện nay, các sân bay là nơi hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không của Việt Nam cũng như trên thế giới.
Còn cảng hàng không là nơi đóng trụ sở của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và là đơn vị quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng ở Việt Nam. Đối với mỗi quốc gia thì cảng hàng không đều có những vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì đó là nơi mà các quốc gia thực hiện tiếp đón các tàu bay, phục vụ vận cho chuyển vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế.
Như vậy, ta nhận thấy, cảng hàng không là tổ hợp các công trình được các chủ thể thực hiện xây dựng lắp đặt nhằm mục đích để đón, tiễn các tàu bay và phục vụ cho vận chuyển hàng không. Cảng hàng không có thể là cảng nội địa hoặc cảng quốc tế.
– Thứ nhất: Cảng hàng không nội địa là một loại cảng hàng không được xây dựng và lắp đặt nhằm mục đích để phục vụ cho các chuyến bay nội địa.
– Thứ hai: Cảng hàng không quốc tế là một loại cảng cảng hàng không được xây dựng và lắp đặt để đón, tiễn và phục vụ các tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế và vì mục đích đó mà ở đó có ga hàng không, có điểm kiểm tra biên giới, hải quan, kiểm dịch và các công trình, thiết bị chuyên ngành hàng không cần thiết phù hợp quy chuẩn quốc tế và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật Việt Nam.
2. Khái niệm đất cảng hàng không, sân bay dân dụng:
Theo quy định của pháp luật tại Điều 156 Luật Đất đai 2013, đất cảng hàng không, sân bay dân dụng được quy định như sau:
Khoản 1 Điều 156 Luật Đất đai 2013 đã đưa ra quy định về đất cảng hàng không, sân bay dân dụng là đất để phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, bao gồm các loại đất sau đây:
– Thứ nhất: Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.
– Thứ hai: Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay gồm đất để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay, hàng rào, đường công vụ, đường giao thông nội cảng và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay.
– Thứ ba: Đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
– Thứ tư: Đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng khôn.
Cần lưu ý rằng các căn cứ quy hoạch cảng hàng không, sân bay dân dụng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng xác định ranh giới giữa khu vực đất sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng và khu vực đất sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự do quân sự hoặc do dân dụng quản lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Quy định về đất cảng hàng không, sân bay dân dụng:
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay được cấp cho Cảng vụ hàng không theo quy định của pháp luật.
Quyền của Cảng vụ hàng không:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cảng vụ hàng không được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng phê duyệt, Cảng vụ hàng không thực hiện các quyền như sau:
– Cảng vụ hàng không thực hiện giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trong trường hợp:
+ Cảng vụ hàng không thực hiện giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất cho cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng, sân bay xây dựng trụ sở.
+ Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng, sân bay: đất để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay, hàng rào, đường công vụ, đường giao thông nội cảng và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay.
– Cảng vụ hàng không thực hiện cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất trường hợp sau đây:
+ Đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại sân bay.
+ Đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không.
Việc tính tiền thuê đất và thu tiền thuê đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2013.
– Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không, sân bay dân dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giao đất, cho thuê đất sau khi có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ được quy định cụ thể tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định đơn giá cho thuê đất tại cảng hàng không, sân bay theo đúng quy định của pháp luật về đất đai năm 2013 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Cảng vụ hàng không thực hiện giao đất, cho thuê đất, xác định thời hạn sử dụng đất theo quy định cụ thể sau đây:
– Đối với đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay bao gồm đất để xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, cơ sở bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay, hàng rào, đường công vụ, đường giao thông nội cảng và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay thì sử dụng đất với thời hạn sử dụng ổn định lâu dài.
– Đối với đất được sử dụng để xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không thì pháp luật quy định các chủ thể sử dụng đất với thời hạn sử dụng không quá 50 năm. Đến thời điểm hết thời hạn thuê đất, người đang sử dụng đất được xem xét gia hạn cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng.
– Cần lưu ý:
+ Đối với dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không, sân bay hoặc xây mới công trình tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo hình thức đối tác công tư thì thời hạn cho thuê đất sẽ được xác định theo thời hạn hợp đồng dự án đầu tư nhưng không quá 50 năm.
+ Đối với đất mà có các công trình hiện hữu đang khai thác, sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì Cảng vụ hàng không cho thuê đất theo đơn đề nghị thuê đất nhưng không quá thời hạn 50 năm.
+ Đối với đất mà có các công trình hiện hữu đang khai thác, sử dụng ổn định, nhưng không còn phù hợp với quy hoạch cảng hàng không, sân bay được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì Cảng vụ hàng không cho thuê đất trên cơ sở đơn đề nghị xin thuê đất, thời hạn thuê đất theo từng năm cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
– Đối với việc sử dụng đất đã có các công trình hiện hữu được xây dựng trước thời điểm Cảng vụ hàng không được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất thì Cảng vụ hàng không thực hiện việc giao đất, cho thuê đất sau khi được cấp Giấy chứng nhận. Thời điểm tính thu tiền thuê đất là thời điểm Cảng vụ hàng không quyết định cho thuê đất theo quy định của pháp
Trong trường hợp việc sử dụng đất đã có các công trình hiện hữu được xây dựng trước thời điểm Cảng vụ hàng không được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất thì các chủ thể là người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện việc nộp truy thu khoản tiền tương ứng tiền thuê đất phải nộp hàng năm tính từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất đến thời điểm được Cảng vụ hàng không quyết định cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất để làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính.
– Đối với đất để xây dựng mới hoặc mở rộng công trình thì thời điểm tính thu tiền thuê đất là thời điểm Cảng vụ hàng không quyết định cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không:
Theo Khoản 18 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra quy định về trách nhiệm cảu Cảng vụ hàng không cụ thể như sau:
– Cảng vụ hàng không có trách nhiệm quản lý, sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả;
– Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với tổ chức, cá nhân được Cảng vụ hàng không giao đất, cho thuê đất;
– Cảng vụ hàng không có trách nhiệm đưa ra quyết định thu hồi đất đối với trường hợp được Cảng vụ hàng không giao đất mà thuộc các trường hợp được quy định cụ thể tại các điểm a, b, e, g và i khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013.
– Cảng vụ hàng không có trách nhiệm đưa ra quyết định chấm dứt
Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay dân dụng cần phải sử dụng đất đúng mục đích và không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay dân dụng để nhằm đảm bảo việc sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay dân dụng được hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của pháp luật hiện hành.