Hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam luôn rất coi trọng sự phát triển của nền giáo dục, vì vậy mà trong suốt những năm qua Đảng và Nhà nước đã luôn đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục Việt Nam qua các cấp học khác nhau. Vậy quy định về danh mục thiết bị dạy học tối thiếu lớp một hiện nay gồm có những nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Pháp luật quy định thế nào về việc sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo và tài liệu giáo dục địa phương?
- 2 2. Quy định về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp một:
- 3 3. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp một được trang bị đầy đủ nhưng giáo viên không sử dụng trong giảng dạy thì có bị xử phạt không?
1. Pháp luật quy định thế nào về việc sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo và tài liệu giáo dục địa phương?
Với mục đích đảm bảo chất lượng giảng dạy qua từng cấp học khác nhau thì Bộ Giáo dục có quy định về những nguồn tài liệu, sách vở hoặc những danh mục tối thiểu để sử dụng phục vụ công việc giảng dạy. Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có ghi nhận rằng: Khi đưa sách giáo khoa vào trong quá trình giảng dạy hoặc sử dụng thêm những thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo và tài liệu giáo dục địa phương cần tuân thủ những hướng dẫn sau:
- Việc sử dụng nguồn kiến thức thể hiện trong sách giáo khoa thì cần có sự kiểm tra chặt chẽ về nội dung và chất lượng thông tin được truyền đạt nên trường tiểu học chỉ được sử dụng sách giáo khoa khi đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn, sử dụng vào quá trình giảng dạy và học tập trong trường tiểu học trên địa bàn;
Đối tượng là giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa vào các hoạt động dạy và học với mục tiêu đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;
Việc tiếp cận thông tin của học sinh và gia đình học sinh biết về sách giáo khoa cũng phải được thực hiện công khai nhanh chóng. Hoạt động này sẽ do trường tiểu học phải cung cấp đầy đủ và kịp thời;
- Không chỉ đảm bảo chất lượng sách giáo khoa thì thiết bị dạy học sử dụng trong nhà trường thuộc Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và các thiết bị dạy học khác theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông cũng cần đảm bảo và chỉ được sử dụng khi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Trong hoạt động giảng dạy thì yếu tố được xem xét để nhà trường tổ chức lựa chọn, trang bị xuất bản phẩm tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên cần bám sát theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Để nâng cao được chất lượng giảng dạy và năng lực của người học thì Bộ giáo dục cũng khuyến khích giáo viên sử dụng xuất bản phẩm tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục. Nghiêm cấm tất cả hành động của tổ chức, cá nhân ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo;
- Liên quan đến hoạt động biên soạn tài liệu giáo dục địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức biên soạn và thẩm định đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Đồng thời, cũng cần xem xét đến yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học về mục tiêu được đề ra.
2. Quy định về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp một:
Tính từ thời điểm Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT quy định về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học chính thức được áp dụng trên thực tế thì giáo viên, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 phù hợp cho các môn khác nhau bao gồm: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, …. Cụ thể danh mục thể hiện những nội dung này được Luật Dương Gia cung cấp trong bài viết sau đây:
- Đối với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán ( 04 bộ):
+ Trang bị số phép tính để học sinh được tiếp cận:
Học sinh lớp 1 được dùng số tự nhiên: Giúp học sinh thực hành nhận biết số, đọc, viết, so sánh các số tự nhiên trong phạm vi từ 0 đến 100;
Tiếp cận với phép tính: Việc này giúp học sinh thực hành cộng, trừ trong phạm vi 10, cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100
+ Thiết bị học tập được phục vụ cho hình học và đo lường:
Hình phẳng và hình khối: Giúp học sinh thực hành nhận dạng hình phẳng và hình khối, lắp ghép xếp hình;
Thời gian: Giúp học sinh thực hành xem đồng hồ;
- Đối với thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Việt:
+ Hỗ trợ cho quá trình tập viết:
Trang bị bộ mẫu chữ viết được sử dụng để giúp học sinh thực hành quan sát, ghi nhớ mẫu chữ viết để viết cho đúng, đẹp, kích thích hứng thú luyện viết chữ đẹp của học sinh;
Ngoài ra, bộ chữ dạy tập viết cũng được trang bị giúp học sinh thực hành quan sát mẫu chữ để hình thành biểu tượng về chữ cái, nhận biết các nét cơ bản và quy trình viết một chữ cái trước khi thực hành luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau;
+ Thiết bị hỗ trợ trong quá trình học vần:
Học sinh lớp 1 có quyền được sử dụng bộ thẻ chữ học vần thực hành: Điều này giúp học sinh thực hành ghép vần, ghép tiếng khoá, từ khoá, từ ngữ ứng dụng và thực hành vận dụng sáng tạo (ghép tiếng, từ mở rộng trên cơ sở các âm, vần, thanh đã học);
Bộ chữ học vần biểu diễn cũng có ý nghĩa quan trọng để hướng dẫn quá trình học tập âm vần mới bằng trực quan sinh động, hấp dẫn, góp phần chuẩn hoá và tăng thêm tính thẩm mĩ trong việc trình bày bảng ở lớp 1, đồng thời giúp giáo viên tổ chức trò chơi học tập, làm cho giờ học nhẹ nhàng, hứng thú và có hiệu quả cao.
- Liên quan đến thiết bị dạy học tối thiểu môn Tự nhiên và Xã hội:
+ Về lĩnh vực cộng đồng địa phương: Bộ sa bàn giáo dục giao thông được trang bị để giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
+ Kiến thức liên quan đến con người và sức khỏe thì:
Trường học cần trang bị các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể: Hỗ trợ học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát ( bộ tranh: Cơ thể người và các giác quan); hỗ trợ việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống (thông qua bộ tranh: Những việc nên và không nên làm để phòng tránh tật cận thị học đường); Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống ( Bộ tranh: Các việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân);
Kiến thức cung cấp cho trẻ kiến thức để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn: Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống ( Bộ tranh về phòng tránh bị xâm hại);
- Tất cả các thiết bị dạy học tối thiểu môn Âm nhạc bao gồm:
+ Phục vụ học tiết tấu: Thanh phách, song loan, trống nhỏ, triangle (Tam giác chuông), tambourine (Trống lục lạc);
+ Giai đoạn: Keyboard (đàn phím điện tử)
- Hiện nay, Bộ giáo dục quy định sẽ có 07 thiết bị dạy học tối thiểu môn Mỹ thuật (cho phòng học bộ môn) cho học sinh lớp 1, có thể kể đến: Bảng vẽ cá nhân, Giá vẽ (3 chân hoặc chữ A), Bảng vẽ học nhóm, Bục đặt mẫu, Các hình khối cơ bản, , Thiết bị âm thanh (dàn âm thanh hoặc đài cassette), Máy chiếu (projector) (hoặc ti vi kết nối máy tính).
- Ngoài ra, cũng trong quy định của Thông tư này thì sẽ có 17 bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Giáo dục thể chất;
- Và các danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Đạo đức, phát triển nhân cách, đạo đức của trẻ;
- Thiết bị dạy học tối thiểu Hoạt động trải nghiệm cũng được đảm bảo;
- Hoặc các loại danh mục thiết bị dùng chung được thể hiện chi tiết.
3. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp một được trang bị đầy đủ nhưng giáo viên không sử dụng trong giảng dạy thì có bị xử phạt không?
Mục đích của pháp luật quy định về thiết bị dạy học đối với học sinh lớp 1 là để trẻ được tiếp cận những kiến thức chất lượng chính thống nên việc sử dụng trang thiết bị này vào trong giảng dạy là nghĩa vụ mà giáo viên phải thực hiện. Nên nếu phát hiện bất kỳ hành vi nào vi phạm về thời lượng, nội dung, chương trình giáo dục thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 04/2021/NĐ-CP như sau:
- Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lập đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định hoặc không sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị theo quy định;
- Đồng thời, cũng sẽ chịu hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục đã được ghi nhận rõ trong khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 127/2021/NĐ-CP. Theo đó, mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục được áp dụng khác khi phát hiện đối tượng vi phạm là khác nhau:
+ Cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, còn đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
+ Bên cạnh đó, mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Nếu có cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Dựa trên nội dung trình bày thì người giáo viên trong giảng dạy mà không sử dụng thiết bị dạy học đã được trang bị thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
THAM KHẢO THÊM: