Quy định về công ty có vốn nhà nước trên 50%. Các quy định liên quan đến công ty cổ phần có vốn nhà nước. Thành lập Công ty có vốn nhà nước.
Những thắc mắc về công ty có vốn nhà nước trên 50% luôn là một trong những vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm. Vậy theo quy định của pháp luật thì công ty có vốn nhà nước trên 50% được hiểu như thế nào? Có gì giống nhau và khác nhau với các loại hình công ty còn lại. Bài viết dưới đây của Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Dương gia sẽ giúp cho khách hàng giải đáp được những vướng mắc này theo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi
Mục lục bài viết
1. Quy định về công ty có vốn nhà nước trên 50%
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Còn Doanh nghiệp có vốn nhà nước được hiểu là cơ sở sản xuất, kinh doanh có một phần vốn góp của Nhà nước (nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ). Như vậy, theo quy định mới của
Công ty có vốn nhà nước trên 50% là vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do cơ quan đại diện chủ sở hữu làm chủ sở hữu phần vốn góp. Hiện nay, để điều chỉnh vấn đề này chúng ta có Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp,
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 thì:
– Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
– Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động.
– Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp có vốn nhà nước là những doanh nghiệp mà ở trong đó nhà nước sẽ đóng vai là một chủ đầu tư, một cổ đông nắm giữ phần vốn góp từ 0% đến 100% vốn điều lệ. Nhà nước có thể là chủ sở hữu duy nhất hoặc đồng sở hữu đối với các tổ chức, cá nhân khác. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ xem xét những tiêu chí phụ thuộc vào phần vốn góp của nhà nước theo các trường hợp sau:
– Phần vốn góp của nhà nước dưới 50%
– Phần vốn góp của nhà nước trên 50%
– Phần vốn góp của nhà nước 100%
Đối với mỗi trường hợp về phần vốn góp Nhà nước mà quyền lợi và nghĩa vụ cũng tương tự là khác nhau, phụ thuộc chính vào phần vốn góp của Nhà nước góp tại công ty, doanh nghiệp đó.
2. Nguyên tắc xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ tại quy định Điều 19 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp có quy định về nguyên tắc xác định vốn điều lệ như sau:
– Đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập mới mức vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc sau:
+ Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Đề án thành lập doanh nghiệp.
+ Phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Mức vốn điều lệ xác định không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp xác định vốn điều lệ đối với công ty, doanh nghiệp nhà nước sẽ được dựa trên 4 nguyên tắc chính ví dụ như phụ thuộc vào quy mô của chính doanh nghiệp đó, công suất phù hợp với ngành nghề, với lĩnh vực sản xuất mà công ty, doanh nghiệp đang hoạt động đang kinh doanh. Bên cạnh đó ta còn phải dựa trên các tiêu chí khác như mức vốn pháp định của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sản xuất của công ty doanh nghiệp đó luôn luôn không được cao hơn mức vốn điều lệ. Hay như chiến lực kinh doanh, đầu tư và phát triển của công ty doanh nghiệp phải được tiến hành thực hiện sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh, loại hình kinh doanh hoạt động.
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn nhà nước
Bước 1: Đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải là người đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu là Nhà nước để xác định nên đầu tư vốn vào lĩnh vực nào, quy mô ra sao để có hiệu quả nhất và đạt được mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra. Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước là “thủ trưởng cơ quan sáng lập”.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Sau khi có đủ hồ sơ tuỳ theo tính chất, quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, người có thẩm quyền ký quyết định thành lập doanh nghiệp phải lập hội đồng thẩm định. Thẩm định trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc của mình và mời các chuyên viên am hiểu về nội dung cần thẩm định tham gia để xem xét kỹ các điều kiện cần thiết đối với việc thành lập doanh nghiệp nhà nước mà người đề nghị đã nêu trong hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Bước 3: Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có văn bản của chủ tịch hội đồng thẩm định, người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước ký quyết định thành lập và phê chuẩn điều lệ. Trường hợp không chấp nhận thành lập thì trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Có 3 cấp có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước là: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Bước 4: Đăng ký kinh doanh.
Sau khi có quyết định thành lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước còn phải có một thủ tục bắt buộc để có thể bắt đầu hoạt động, đó là thủ tục đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh là hành vi tư pháp, nó khẳng định tư cách pháp lý độc lập của doanh nghiệp và khả năng được pháp luật bảo vệ trên thương trường. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: Quyết định thành lập, Điều lệ doanh nghiệp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi
Chào Luật sư Luật Dương gia, tôi có một vấn đề đang gặp thắc mắc cần sự hỗ trợ tư vấn từ phía Luật sư Luật Dương gia như sau: Công ty tôi đang công tác là công ty cổ phần có vốn nhà nước trên 50% (cụ thể là 98%). Công ty đang áp dụng các quy định của các nghị định thông tư của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Ví dụ:
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 91/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 32/2018/NĐ-CP.
– Thông tư 219/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 59/2018/TT-BTC
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Còn Doanh nghiệp có vốn nhà nước được hiểu là cơ sở sản xuất, kinh doanh có một phần vốn góp của Nhà nước (nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ). Như vậy, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Đây là một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây. Tại Khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Với quy định này trước đây, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của một doanh nghiệp thì sẽ được coi là một doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì đó mới được coi là doanh nghiệp Nhà nước. Với trường hợp của công ty bạn, do tổng công ty chỉ có 98% vốn Nhà nước và 2% vốn cổ phần, chưa đáp ứng được điều kiện tại khoản 8 Điều 4
Vì vốn khác nhau nên quyền quyết định trong doanh nghiệp cũng khác nhau và tùy thuộc vào tỷ lệ vốn mà lại áp dụng những mô hình công ty khác nhau. Theo quy định tại Điều 89 Luật doanh nghiệp 2014 về cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước: “Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo một trong hai mô hình quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật doanh nghiệp 2014.” Tức là tổ chức theo một trong hai mô hình của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, đây là đối với doanh nghiệp nhà nước (nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ).
Đối với Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ thì sẽ áp dụng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Như vậy, công ty bạn có vốn nhà nước là 98% mà áp dụng mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu là không phù hợp, trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, công ty bạn cần áp dụng đúng mô hình của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc mô hình công ty cổ phần.
Cụ thể sẽ được quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 32/2018/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn là Thông tư 61/2016/TT-BTC và Thông tư 219/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 59/2018/TT-BTC.