Quy định về công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
+
1. Quy định về công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản
– Về thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc: Theo quy định tại
Căn cứ theo Điều 42 Luật công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản thì di chúc thuộc trường hợp được công chứng không phụ thuộc vào địa hạt, nghĩa là công chứng viên của bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào cũng được công chứng di chúc khi có yêu cầu. Trong khi đó, Điều 5 của
Việc pháp luật mở rộng phạm vi thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc là hoàn toàn hợp lý, nhằm tôn trọng tối đa quyền định đoạt của người lập di chúc, bởi không phải lúc nào, người này cũng có điều kiện đến được tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản hoặc nơi cư trú của mình để lập di chúc.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm đến di chúc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Theo quy định thì người yêu cầu công chứng có thể yêu cầu công chứng, hoặc chứng thực di chúc do mình lập, nghĩa là việc công chứng hoặc chứng thực lúc này là không bắt buộc, người lập di chúc có thể hoàn toàn tự do lựa chọn các loại hình di chúc khác để thể hiện ý chí của mình như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Tuy nhiên, có trường hợp mà pháp luật quy định di chúc đó bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà không có quyền lựa chọn các loại hình khác, đó là trường hợp “di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực( được quy định tại Điều 630 BLDS 2015) và trường hợp di chúc miệng.
– Về trình tự, thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Theo quy định di chúc bằng văn bản được lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có hai thể thức là thể thức lập di chúc thông thường và thể thức lập di chúc đặc biệt”. Tương ứng với mỗi thể thức, pháp luật dân sự hiện hành quy định về cách thức, thủ tục lập di chúc khác nhau. Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện theo quy định tại Điều 636
Thứ nhất, người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nghĩa là người lập di chúc thể hiện mong muốn định đoạt tài sản của mình trước người có thẩm quyền công chứng, chứng thực di chúc.
Thứ hai, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Pháp luật quy định người ghi chép nội dung di chúc phải là Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, như vậy “ý chí của người lập di chúc vẫn được thể hiện trên văn bản nhưng người thể hiện ý chi này trên văn bản không phải là người lập di chúc mà là công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực”.
– Ở đây có một điểm cần lưu ý nữa là thế nào là hình thức “ghi chép lại”, có thể hiểu là công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải viết tay nội dung của di chúc theo tuyên bố của người lập di chúc hay có thể đánh máy di chúc đó. Theo quan điểm của người viết thì nên được hiểu ghi chép lại có thể là viết tay, hoặc đánh máy, miễn là việc ghi chép đó đúng với ý nguyện của người lập di chúc. Cơ sở của quan điểm này có thể căn cứ vào Điều 634 Bộ luật dân sự 2015 quy định về loại hình di chúc bằng văn bản có người làm chứng có quy định về việc người làm chứng viết.
Điều 18
– Địa điểm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản là nơi niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Về nội dung niêm yết về việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: nội dung niêm yết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản như sau: (1) nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; (2) họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; (3) quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; (4) danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế;(5) bỏ sót người thừa kế; (6) di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
– Theo đó, khi tiến hành niêm yết về việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết theo đúng quy định của pháp luật.